* PC1 có 3 dự án bất động sản nhà ở được đưa vào danh sách thí điểm phát triển nhà ở thương mại trên đất phi nhà ở, hiện đang chờ phê duyệt chính thức
* BID: NIM tiếp tục chịu áp lực, chất lượng tài sản suy yếu; rủi ro thuế quan được chú trọng tại ĐHCĐ - Báo cáo KQKD & Báo cáo ĐHCĐ
* HDG: Tín hiệu tích cực từ phê duyệt thí điểm dự án nhà ở thương mại, chờ cơ chế giá mới cho điện gió để khởi động dự án mới - Báo cáo ĐHCĐ
* LPB: Tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ không đáng kể - Báo cáo ĐHCĐ
* MBB: Kế hoạch kinh doanh năm 2025 thận trọng đã dự trù cơ bản biến động về vĩ mô; triển vọng tăng trưởng mạnh trong dài hạn - Báo cáo ĐHCĐ
* MWG: Hướng tới mục tiêu tăng trưởng thị phần mảng ICT, tự tin mở rộng BHX & EraBlue; LNST sau lợi ích CĐTS quý 1/2025 tăng trưởng mạnh, đúng như kỳ vọng - Báo cáo ĐHCĐ & KQKD
* NLG: Kế hoạch LNST sau lợi ích CĐTS năm 2025 tăng 35% YoY, nhờ chuyển nhượng cổ phần Izumi City và bàn giao bất động sản - Báo cáo ĐHCĐ
* PNJ: Kế hoạch LNST giảm 7% so với cùng kỳ, nhưng kỳ vọng doanh thu bán lẻ vượt trội so với ngành trang sức khó khăn - Báo cáo ĐHCĐ
* QTP: Lên kế hoạch nâng cấp nhà máy; khả năng chi trả cổ tức ổn định bất chấp kế hoạch thận trọng - Báo cáo ĐHCĐ
* TCB: Sức mạnh công nghệ thúc đẩy tăng trưởng bền vững; IPO TCBS dự kiến vào cuối năm nay - Báo cáo ĐHCĐ
* VCB: Mục tiêu tăng trưởng LNTT thận trọng trong bối cảnh bất ổn thuế quan; tăng trưởng tín dụng tích cực trở lại - Báo cáo ĐHCĐ
* VNM: Tăng cường các mảng kinh doanh cốt lõi với các dự án đầu tư vốn XDCB và các sáng kiến tái định vị thương hiệu - Báo cáo ĐHCĐ
* MSN & MCH: Chuẩn bị tốt cho tăng trưởng trong bối cảnh thị trường có nhiều bất ổn - Báo cáo KQKD
* VRE: Mảng cho thuê bán lẻ ghi nhận lợi nhuận cải thiện YoY trong quý 1/2025 - Báo cáo KQKD & Họp NĐT
* BWE: Mảng cấp nước yếu hơn kỳ vọng một chút, lỗ tỷ giá gây áp lực lên lợi nhuận, trong khi CCS chưa phát huy hiệu quả - Báo cáo KQKD
* CTR: Lợi nhuận tăng trưởng nhẹ, thấp hơn dự báo - Báo cáo KQKD
* DHC: Chênh lệch giá tăng hỗ trợ biên lợi nhuận gộp nhưng KQKD thấp hơn một chút so với kỳ vọng - Báo cáo KQKD
* DPM: Chi phí quản lý cao hơn dự kiến ảnh hưởng lợi nhuận, phù hợp dự báo - Báo cáo KQKD
* HDC: Lợi nhuận trong quý 1 kém khả quan, nhờ vào việc bàn giao dự án Ngọc Tước 2, phù hợp với kỳ vọng - Báo cáo KQKD
* NKG: Kết quả kinh doanh quý 1 kém khả quan, dù được hỗ trợ tạm thời bởi hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho - Báo cáo KQKD
* PLC: LNST tăng gấp đôi nhờ KQKD khả quan của các mảng nhựa đường, dầu nhờn - Báo cáo KQKD
* PVD: KQKD quý 1 thấp do giàn PVD VI thực hiện bảo dưỡng lớn - Báo cáo KQKD
* QNS: Đà tăng trưởng mạnh mẽ của mảng sữa đậu nành không thể bù đắp cho KQKD kém khả quan của mảng đường - Báo cáo KQKD
* REE: Đà tăng trưởng mạnh của LNST mảng thủy điện thúc đẩy LNST sau lợi ích CĐTS đạt mức tăng trưởng 27%, phù hợp với dự báo của chúng tôi - Báo cáo KQKD
* SIP: Lợi nhuận cốt lõi ổn định, khoản lãi từ việc thoái vốn dẫn dắt đà tăng trưởng của KQKD quý 1 - Báo cáo KQKD
* STB: Tăng trưởng lợi nhuận vượt trội nhờ chi phí dự phòng thấp hơn và NIM giảm vừa phải - Báo cáo KQKD
* TLG: Doanh thu xuất khẩu giảm nhẹ; doanh thu trong nước phục hồi nhẹ - Báo cáo KQKD
* Điểm nhấn thị trường: VN-Index giảm nhẹ 0,2%
----------------------------------------
Quan điểm kỹ thuật: Áp lực bán thấp ở phiên 28/04 sẽ giúp VN-Index vận động trở lại vùng 1.235 điểm trong ngày mai với hỗ trợ trong ngày là 1.220 điểm. Vượt ngưỡng 1.235 điểm kèm thanh khoản gia tăng sẽ giúp VN-Index tiếp cận vùng giá 1.265 điểm trong thời gian tới. Các vị thế ngắn hạn hoặc mở mới sẽ có ngưỡng dừng lỗ tại 1.210 điểm. Cấu trúc hồi phục sẽ mất nếu ngưỡng này bị vi phạm trên hoạt động bán cao.
Powered by Froala Editor