Để kinh doanh/đầu tư hiệu quả thì một yếu tố then chốt là hiểu rõ các khái niệm tài chính để đưa ra những quyết định tối ưu hoá lợi nhuận. Một trong những khái niệm quan trọng nhưng thường bị bỏ qua là chi phí vốn. Cùng Vietcap tìm hiểu thông tin về khoản chi phí này để giúp doanh nghiệp cân nhắc hiệu quả giữa các phương án huy động vốn, là cơ sở để định giá cổ phiếu, đánh giá dự án đầu tư và kiểm soát rủi ro tài chính.
Chi phí vốn là gì?
Chi phí vốn (hay còn gọi là chi tiêu vốn, vốn đầu tư cố định,CAPEX) là khoản chi mà doanh nghiệp sử dụng nhằm phục vụ cho việc mua mới, nâng cấp hoặc duy trì tài sản dài hạn. Những khoản chi này thường gắn liền với việc đầu tư vào tài sản vật chất như nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, thiết bị công nghiệp,... hoặc tài sản vô hình (bản quyền, phần mềm,...).
Chi tiêu vốn (CAPEX) là khoản chi doanh nghiệp sử dụng để mua mới, nâng cấp hoặc duy trì tài sản dài hạn
Chi phí vốn được phát sinh vì hai mục đích chính:
Duy trì hoạt động hiện tại: Doanh nghiệp cần đầu tư để bảo trì hoặc cải tiến các tài sản đang vận hành, ví dụ như nâng cấp hệ thống sản xuất, sửa chữa máy móc hoặc cải tạo cơ sở hạ tầng cũ kỹ.
Mở rộng quy mô hoặc phát triển dài hạn: Đầu tư vào những tài sản mới giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tăng năng suất hoặc tiến vào lĩnh vực kinh doanh mới.
Chi tiêu vốn được ứng dụng để duy trì hoạt động hiện tại của doanh nghiệp
Ví dụ: Một công ty logistics quyết định mua thêm xe container để tăng năng lực vận chuyển hàng hóa. Khoản chi để mua chiếc xe đó hoặc chi phí lớn để đại tu, kéo dài thời gian sử dụng. Đây chính là một chi phí vốn.
Trên báo cáo tài chính, CAPEX thường được thể hiện trong phần dòng tiền đầu tư, dưới các mục như “chi tiêu cho tài sản cố định” hoặc “mua sắm tài sản dài hạn”. Hiểu rõ chi phí vốn là điều quan trọng để doanh nghiệp hoạch định chiến lược tài chính bền vững, đảm bảo hiệu suất đầu tư và kiểm soát tốt dòng tiền trong dài hạn.
Hiểu chi tiêu vốn giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược tài chính để phát triển bền vững
Đặc điểm nổi bật của chi phí vốn (CAPEX)
CAPEX là nền tảng cho các quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Dưới đây là những đặc điểm cốt lõi doanh nghiệp cần nắm rõ về chi tiêu vốn:
Gắn liền với tài sản dài hạn
CAPEX được sử dụng để đầu tư vào các tài sản hữu hình hoặc vô hình có giá trị sử dụng lâu dài như nhà xưởng, thiết bị, máy móc, phần mềm bản quyền hoặc hạ tầng kỹ thuật.
Chi tiêu mang tính định kỳ hoặc theo giai đoạn
Không phát sinh thường xuyên, các khoản CAPEX được doanh nghiệp thực hiện khi có kế hoạch đầu tư, nâng cấp hoặc mở rộng. Trước đó, kế hoahcj cần đòi hỏi phải có quy trình phê duyệt rõ ràng và kế hoạch tài chính cụ thể.
Các khoản chi tiêu vốn được doanh nghiệp đưa ra kho có kế hoạch đầu tư, nâng cấp hoặc mở rộng quy mô phát triển
Tác động đến bảng cân đối kế toán
CAPEX không được ghi nhận trực tiếp vào chi phí trong kỳ, mà phản ánh dưới dạng tài sản cố định. Các khoản này sẽ được khấu hao dần theo thời gian, ảnh hưởng gián tiếp đến lợi nhuận qua chi phí khấu hao và chi phí tài chính (nếu có vay vốn).
Yêu cầu nguồn vốn lớn và cân đối tài chính
Chi tiêu vốn thường cần khoản đầu tư đáng kể, nên doanh nghiệp cần tính toán khả năng thanh toán, phương án tài trợ (vay, phát hành cổ phiếu, tái đầu tư lợi nhuận giữ lại…) và đánh giá hiệu suất đầu tư dự kiến.
Gắn với rủi ro dài hạn
Không phải khoản đầu tư nào cũng mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Việc quyết định sai thời điểm, sai lĩnh vực đầu tư hoặc không dự báo được xu hướng thị trường có thể dẫn đến chi phí cơ hội hoặc tổn thất tài chính lớn.
Chi tiêu vốn là “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp đổi mới, tăng trưởng, đảm bảo cân bằng giữa rủi ro và lợi ích dài hạn
Theo dõi:
Ứng dụng của chi phí vốn trong đầu tư chứng khoán
Trong quá trình phân tích doanh nghiệp và lựa chọn cổ phiếu tiềm năng, CAPEX là một yếu tố tài chính quan trọng mà nhà đầu tư không nên bỏ qua để phản ánh mức độ đầu tư. Dưới đây là các ứng dụng chính của CAPEX trong quá trình đánh giá cổ phiếu:
Phân tích hiệu quả hoạt động thông qua chỉ số CFO/CAPEX
Công thức:
CFO/CAPEX = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh / Chi phí đầu tư vốn. |
Ý nghĩa:
Tỷ lệ > 1: Doanh nghiệp đang vận hành hiệu quả, tạo ra dòng tiền đủ để chi trả cho các khoản đầu tư dài hạn mà không cần huy động thêm vốn bên ngoài.
Tỷ lệ < 1: Dòng tiền từ hoạt động cốt lõi không đủ bù đắp cho chi tiêu vốn, có thể báo hiệu rủi ro tài chính hoặc cần thêm nguồn lực tài trợ.
Chi phí vốn là kim chỉ nam cho hiệu quả đầu tư, góp phần định hình chiến lược tài chính dài hạn của mỗi doanh nghiệp
Tính dòng tiền tự do cho doanh nghiệp (FCFF)
Công thức:
FCFF = EBIT × (1 – Thuế suất TNDN) + Khấu hao – CAPEX – Biến động vốn lưu động. |
Ý nghĩa:
FCFF dương: Doanh nghiệp vẫn có dư tiền sau khi thực hiện đầu tư và duy trì hoạt động. Đây là dấu hiệu tích cực cho cổ đông và khả năng mở rộng.
FCFF âm: Doanh nghiệp đang thiếu hụt dòng tiền tự do, có thể phải vay hoặc cắt giảm cổ tức để bù đắp.
Tính dòng tiền tự do dành cho cổ đông (FCFE)
Công thức:
FCFE = (EBIT – Chi phí lãi vay) × (1 – Thuế suất TNDN) + Khấu hao – CAPEX – Biến động vốn lưu động + Nợ vay ròng |
Ý nghĩa:
FCFE > 0: Doanh nghiệp có thể trả cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu, tăng giá trị cho cổ đông.
FCFE < 0: Không đủ dòng tiền cho cổ đông, có thể dẫn đến giảm hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nếu tình trạng kéo dài.
Chi phí vốn có thể sử dụng để tính dòng tiền tự do dành cho cổ đông (FCFE) để tính phí trả cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu
Đánh giá lợi thế cạnh tranh và khả năng sinh lời
Tỷ lệ CAPEX/Lợi nhuận sau thuế thấp: Cho thấy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, ít phải tái đầu tư lớn nhưng vẫn duy trì tăng trưởng - đây có thể là dấu hiệu của lợi thế cạnh tranh bền vững.
Tỷ lệ CAPEX > 50% lợi nhuận sau thuế: Cần xem xét kỹ. Nếu đầu tư hiệu quả, có thể tạo đòn bẩy tăng trưởng. Ngược lại nếu quản lý kém, sẽ bào mòn lợi nhuận và tăng rủi ro tài chính.
Ứng dụng theo ngành nghề
CAPEX có giá trị đặc biệt trong việc phân tích các doanh nghiệp thuộc nhóm thâm dụng vốn như:
Sản xuất công nghiệp.
Vận tải, hậu cần.
Năng lượng, dầu khí.
Hạ tầng tiện ích (điện, nước,...).
Việc phân tích các chỉ số liên quan đến CAPEX giúp nhà đầu tư đánh giá sức khỏe tài chính dài hạn
Cách tính chỉ số CAPEX - Chi phí vốn
Để xác định mức độ đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản cố định, áp dụng công thức tính CAPEX dưới đây:
CAPEX = (PP&E cuối kỳ – PP&E đầu kỳ) + Chi phí khấu hao trong kỳ |
Trong đó:
PP&E (Property, Plant & Equipment): Giá trị tài sản cố định hữu hình.
Chi phí khấu hao: Là phần giá trị tài sản được phân bổ theo thời gian sử dụng.
Chỉ số này được rút ra từ bảng cân đối kế toán (số dư tài sản cố định) và báo cáo lưu chuyển tiền tệ (phần khấu hao).
Tính toán mức chi tiêu vốn để xác định mức độ đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản cố định
Các công thức tài chính liên quan đến CAPEX:
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư = Dòng tiền hoạt động/CAPEX.
Chỉ số này đánh giá khả năng tạo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh so với mức chi tiêu cho tài sản cố định.
Tính FCFE (Free Cash Flow to Equity – Dòng tiền tự do cho cổ đông)
Có thể dùng CAPEX để tính FCFE bằng một trong hai công thức phổ biến:
FCFE = Thu nhập ròng – CAPEX – Thay đổi vốn lưu động ròng + Nợ vay mới – Trả nợ gốc |
Hoặc
FCFE = Lợi nhuận sau thuế – (CAPEX – Khấu hao) × (1 – Tỷ lệ nợ vay) – Biến động vốn lưu động × (1 – Tỷ lệ nợ vay) |
CAPEX là một chi phí doanh nghiệp cần quan tâm khi muốn phát triển, mở rộng quy mô
So sánh chi phí vốn (CAPEX) và chi phí hoạt động (OpEx)
Ngoài CAPEX, chi phí hoạt động (OpEx) là các khoản chi tiêu phục vụ cho hoạt động kinh doanh thường nhật. Đây là những chi phí lặp lại theo chu kỳ (ngày, tháng, quý), giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định (tiền điện, nước, tiền lương, chi phí thuê mặt bằng,...).
Bảng so sánh cho thấy sự khác biệt của chi phí vốn CAPEX và OpEx:
Tiêu chí | CAPEX | OpEx (Chi phí hoạt động) |
Mục đích | Đầu tư vào tài sản dài hạn | Duy trì hoạt động kinh doanh hàng ngày |
Tác động | Mang lại lợi ích trong dài hạn | Hỗ trợ vận hành ngắn hạn |
Tính chất chi phí | Thường là khoản lớn, phát sinh không thường xuyên | Chi phí nhỏ hơn, lặp lại định kỳ |
Phân bổ kế toán | Được ghi nhận là tài sản và khấu hao theo thời gian | Ghi nhận trực tiếp vào chi phí trong kỳ |
Chi tiêu vốn(CAPEX) và chi phí hoạt động (OpEx) là hai khoản phí doanh nghiệp cần sử dụng tùy mục đích đầu tư, mở rộng
Chi phí vốn không chỉ là con số kỹ thuật thông thường trong báo cáo tài chính, mà còn là “la bàn” định hướng cho các quyết định chiến lược trong kinh doanh và đầu tư. Dù bạn là chủ doanh nghiệp đang lựa chọn phương án tài trợ hay là nhà đầu tư phân tích cổ phiếu, hiểu được chi phí này để đánh giá rủi ro, lợi nhuận kỳ vọng và khả năng sinh lời chính xác hơn.
Vietcap cam kết mang lại giá trị thực tiễn cho từng quyết định đầu tư của bạn. Với đội ngũ chuyên gia am hiểu thị trường và công nghệ giao dịch tiên tiến, chúng tôi giúp bạn đầu tư bài bản ngay từ đầu.
Mở tài khoản hôm nay để nhận được các quyền lợi sau:
Tư vấn đầu tư miễn phí, đúng định hướng tài chính cá nhân.
Truy cập hệ thống giao dịch an toàn, dễ sử dụng.
Nhận báo cáo chuyên sâu, tối ưu hiệu quả danh mục.
Vietcap – nơi khởi nguồn cho những nhà đầu tư thành công, MỞ TÀI KHOẢN NGAY hôm nay và bắt đầu hành trình đầu tư của bạn.
Nguồn tham khảo:
Jason Fernando - Capital Expenditure (CapEx) Definition, Formula, and Examples - June 18, 2024 - https://www.investopedia.com/terms/c/capitalexpenditure.asp.
Capital Expenditure (CapEx) Formula, Examples & Benefits - January 20th, 2025 - https://www.stratexonline.com/blog/capex-examples-formula-and-calculation/.
Capital Expenditure vs Revenue Expenditure: A Comprehensive Guide - April 2, 2025 - https://www.cflowapps.com/capital-expenditure-vs-revenue-expenditure/.
Powered by Froala Editor