Trong lĩnh vực đầu tư tài chính, việc định giá cổ phiếu luôn là một trong những bước quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt. Bên cạnh các chỉ số phổ biến như P/E, P/B hay ROE, chỉ số PEG ngày càng được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ khả năng kết hợp giữa yếu tố định giá và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy PEG là gì, cách tính PEG ra sao, tại sao nó lại là một công cụ hữu ích trong phân tích đầu tư? Cùng Vietcap tìm hiểu kỹ hơn về chỉ số PEG qua nội dung dưới đây.

Chỉ số PEG là gì?

Mọi doanh nghiệp, nhà đầu tư đều muốn biết về cách tính PEG vì chỉ số PEG (Price/Earnings to Growth) là một công cụ tài chính được sử dụng để định giá cổ phiếu. Chỉ số này dựa trên mối quan hệ giữa chỉ số P/E (hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu) và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Nhà đầu tư muốn biết về cách tính PEG vì đây là một công cụ tài chính được sử dụng để định giá cổ phiếu

Nhà đầu tư muốn biết về cách tính PEG vì đây là một công cụ tài chính được sử dụng để định giá cổ phiếu

PEG được hình thành nhằm khắc phục hạn chế cố hữu của chỉ số P/E khi không phản ánh được tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp. PEG sẽ cho biết mức độ “đắt” hay “rẻ” của cổ phiếu khi xem xét thêm yếu tố tăng trưởng thu nhập (EPS growth). 

Điểm mạnh nổi bật của PEG là khả năng kết hợp hai yếu tố quan trọng trong đầu tư: Định giá hiện tại và kỳ vọng tăng trưởng tương lai. Từ đó nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện và cân bằng hơn khi lựa chọn cổ phiếu tiềm năng. Nhìn vào P/E không chỉ đánh giá mức định giá, nhà đầu tư có thể áp dụng cách tính PEG để hiểu rõ một cổ phiếu có P/E cao có đắt không, nó có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. 

Khi đã nắm được cách tính PEG, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn toàn diện khi lựa chọn cổ phiếu

Khi đã nắm được cách tính PEG, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn toàn diện khi lựa chọn cổ phiếu

Cách tính PEG trong chứng khoán

Chỉ số PEG đánh giá mối tương quan giữa mức định giá hiện tại của cổ phiếu và tiềm năng tăng trưởng thu nhập trong tương lai. Cách tính PEG áp dụng công thức sau:

PEG = (P/E) / G

Trong đó:

  • P/E là hệ số giữa giá thị trường của một cổ phiếu (Price) và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (Earnings per Share - EPS). Đây là chỉ số phổ biến phản ánh mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng trả cho một đơn vị lợi nhuận hiện tại.

  • G (Growth Rate) là tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của EPS trong tương lai, thường được ước tính dựa trên dữ liệu dự phóng (forward EPS) từ các phân tích tài chính hoặc báo cáo doanh nghiệp.

Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp có chỉ số P/E là 18 và tốc độ tăng trưởng EPS trung bình kỳ vọng trong 3–5 năm tới là 12% mỗi năm, thì chỉ số PEG sẽ là:

PEG = 18/12 = 1.5.

Cách tính PEG giúp nhà đầu tư đánh giá mối tương quan giữa mức định giá hiện tại của cổ phiếu và tiềm năng tăng trưởng

Cách tính PEG giúp nhà đầu tư đánh giá mối tương quan giữa mức định giá hiện tại của cổ phiếu và tiềm năng tăng trưởng

Ý nghĩa của chỉ số PEG trong đầu tư chứng khoán

Khác với chỉ số P/E chỉ phản ánh bức tranh tài chính ở thời điểm hiện tại, PEG đưa vào phân tích yếu tố tăng trưởng – điều mà hầu hết nhà đầu tư đều quan tâm khi muốn nắm giữ cổ phiếu dài hạn. PEG được xem là một công cụ định giá động, giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ hợp lý của giá cổ phiếu khi so sánh với triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp.

Sau khi hiểu rõ cách tính PEG, dưới đây là ý nghĩa kết quả chỉ số PEG:

PEG > 1

Hệ số PEG lớn hơn 1 thường cho thấy giá cổ phiếu đang bị định giá cao so với tốc độ tăng trưởng kỳ vọng. Điều này thể hiện thị trường không lạc quan, không có nhiều kỳ vọng tăng trưởng. 

Nhà đầu tư nào cũng cần biết cách tính PEG và ý nghĩa chỉ số để phân tích yếu tố tăng trưởng của chứng khoán

Nhà đầu tư nào cũng cần biết cách tính PEG và ý nghĩa chỉ số để phân tích yếu tố tăng trưởng của chứng khoán

PEG ≈ 1

Khi PEG xấp xỉ 1, giá cổ phiếu được xem là phù hợp với tốc độ tăng trưởng dự kiến. Nhà đầu tư có thể định giá cổ phiếu tương đối hợp lý, không quá lạc quan cũng không quá bi quan. Đây thường là mức PEG được các nhà đầu tư giá trị đánh giá là “cân bằng”.

PEG < 1

Đây là tín hiệu tiềm năng cho thấy cổ phiếu đang bị định giá thấp so với khả năng tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai. Những cổ phiếu có PEG thấp thường được xem là "cổ phiếu tăng trưởng với giá trị hấp dẫn", đặc biệt nếu doanh nghiệp có nền tảng tốt, ít nợ và mô hình kinh doanh rõ ràng. 

Sau khi áp dụng cách tính PEG, chỉ số thấp thì cổ phiếu đang bị định giá thấp, có khả năng tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai

Sau khi áp dụng cách tính PEG, chỉ số thấp thì cổ phiếu đang bị định giá thấp, có khả năng tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai

Ưu nhược điểm của PEG – Tại sao PEG được giới đầu tư đánh giá cao?

Với PEG, bạn không chỉ nhìn vào "giá" mà còn cần áp dụng cách tính PEG, cân nhắc liệu “giá đó có đáng với tương lai” hay không. Cũng như mọi chỉ báo khác, PEG không thể hoạt động hiệu quả nếu tách rời khỏi bối cảnh kinh doanh và chiến lược của doanh nghiệp. Dưới đây là ưu nhược điểm nổi bật của PEG:

Ưu điểm nổi bật của PEG

  • Làm rõ mối liên hệ giữa giá trị hiện tại và kỳ vọng tăng trưởng.

  • Giúp sàng lọc cổ phiếu tiềm năng vì PEG thấp thường là dấu hiệu của cổ phiếu bị thị trường “lãng quên” nhưng có tiềm năng bật lên mạnh mẽ nếu tăng trưởng được hiện thực hóa.

  • Hiệu quả trong phân tích ngành tăng trưởng cao, ví dụ như công nghệ, y tế, bán lẻ…

  • So sánh linh hoạt giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành.

Áp dụng đúng cách tính PEG giúp nhà đầu tư sàng lọc các cổ phiếu tiềm năng bật lên mạnh mẽ

Áp dụng đúng cách tính PEG giúp nhà đầu tư sàng lọc các cổ phiếu tiềm năng bật lên mạnh mẽ

Hạn chế của chi số PEG 

Mặc dù PEG rất hữu ích, nó cũng có những điểm yếu cần lưu ý khi sử dụng:

  • Tốc độ tăng trưởng EPS là ước tính, có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô, thay đổi chính sách hoặc sai lệch dự báo. PEG quá thấp do “G” bị ảo hóa sẽ dẫn đến định giá sai lệch.

  • PEG không phản ánh rủi ro tài chính, không xem xét đến nợ vay, dòng tiền hay khả năng duy trì lợi nhuận – những yếu tố then chốt khi đánh giá một doanh nghiệp bền vững.

  • Không phù hợp với doanh nghiệp chưa có lợi nhuận, đặc biệt là những công ty đang trong giai đoạn phát triển sớm (start-up, công nghệ mới) có thể có EPS âm hoặc không ổn định.

  • Khó áp dụng với ngành tăng trưởng thấp hoặc thu nhập không ổn định, có EPS dao động mạnh như thép, dầu khí,...


Cách tính PEG khó áp dụng với ngành tăng trưởng thấp, không ổn địnhCách tính PEG khó áp dụng với ngành tăng trưởng thấp, không ổn định

Theo dõi:

Tại sao mọi nhà đầu tư cần biết cách tính PEG?

Trong thế giới đầu tư chứng khoán hiện đại, việc xác định một cổ phiếu có đang được thị trường định giá đúng hay không là một bài toán không hề đơn giản. Trong số các công cụ định giá, chỉ số PEG (Price/Earnings to Growth) là một phương pháp kết hợp giữa giá trị hiện tại và triển vọng tăng trưởng tương lai của doanh nghiệp. Cụ thể ý nghĩa của chỉ số PEG khiến mọi nhà đầu tư muốn nắm được cách tính PEG là:

PEG – Cầu nối giữa định giá và tăng trưởng

Trong khi chỉ số P/E phản ánh mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng trả cho mỗi đơn vị lợi nhuận hiện tại thì PEG mở rộng góc nhìn bằng cách đưa yếu tố tăng trưởng EPS kỳ vọng vào công thức. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh thị trường xuất hiện nhiều doanh nghiệp có tốc độ phát triển nhanh nhưng lợi nhuận hiện tại còn hạn chế để nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn.

Ưu thế trong việc so sánh giữa các doanh nghiệp

Một trong những ứng dụng thiết thực nhất của chỉ số PEG là giúp nhà đầu tư so sánh tương quan giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành nhưng có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Khi P/E có thể khiến nhà đầu tư chú ý những cổ phiếu có định giá thấp hơn, PEG giúp tái cân bằng cách nhìn bằng cách đưa tốc độ tăng trưởng vào phép so sánh.

Nắm rõ cách tính PEG, nhà đầu tư có thể nhận diện cổ phiếu được thị trường định giá hấp dẫn, có triển vọng tăng trưởng thực sự

Nắm rõ cách tính PEG, nhà đầu tư có thể nhận diện cổ phiếu được thị trường định giá hấp dẫn, có triển vọng tăng trưởng thực sự

Lưu ý quan trọng khi sử dụng chỉ số PEG trong đầu tư

Dù mang lại nhiều lợi ích, PEG không phải là một công cụ “vạn năng”. Để khai thác tối đa giá trị của PEG mà vẫn kiểm soát rủi ro, nhà đầu tư cần lưu ý một số điều sau:

  • PEG không thay thế cho phân tích toàn diện, nhà đầu tư cần kết hợp chỉ số này với các yếu tố phân tích khác để đưa ra đánh giá hợp lý và giảm thiểu rủi ro khi đầu tư.

  • Một rủi ro lớn của PEG là sự phụ thuộc vào dữ liệu dự báo EPS tăng trưởng trong tương lai. Nhà đầu tư không nên dựa hoàn toàn vào kỳ vọng tăng trưởng, nên đánh giá PEG thận trọng và tỉnh táo.

  • PEG phù hợp nhất để lọc sơ bộ cổ phiếu hoặc để so sánh nhanh giữa nhiều lựa chọn đầu tư. PEG chỉ nên là công cụ tham khảo, không phải yếu tố quyết định duy nhất.

Biết cách tính PEG chưa đủ, nhà đầu tư cần kết hợp nhiều chỉ số khác để đi sâu vào chất lượng tăng trưởng của chứng khoán

Biết cách tính PEG chưa đủ, nhà đầu tư cần kết hợp nhiều chỉ số khác để đi sâu vào chất lượng tăng trưởng của chứng khoán

Nội dung trên đã tổng hợp chi tiết thông tin về chỉ số PEG, cách tính PEG để hỗ trợ nhà đầu tư đánh giá mức độ hợp lý của giá cổ phiếu. Tuy nhiên, giống như bất kỳ chỉ số tài chính nào, PEG cũng có những giới hạn nhất định và cần được sử dụng linh hoạt trong bối cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp và ngành nghề, cần kết hợp các chỉ số và yếu tố khác giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định hiệu quả hơn trong quá trình đầu tư.

Vietcap – đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tại Việt Nam luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình đầu tư sinh lời và phát triển bền vững. Chúng tôi cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng cá nhân và tổ chức.

Khi mở tài khoản tại Vietcap, bạn sẽ được:

  • Tư vấn miễn phí bởi đội ngũ chuyên gia tận tâm

  • Trải nghiệm nền tảng giao dịch ổn định, hiệu quả

  • Nhận phân tích đầu tư chuyên sâu, cá nhân hóa.

MỞ TÀI KHOẢN NGAY hôm nay để nắm bắt cơ hội đầu tư sớm hơn người khác nhé!

Powered by Froala Editor