Trong kinh doanh và đầu tư, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở doanh thu hay lợi nhuận tuyệt đối. Một chỉ số quan trọng hơn nhưng thường bị bỏ qua chính là biên lợi nhuận. Đây là thước đo phản ánh khả năng sinh lời trên từng đồng doanh thu, từ đó cho thấy doanh nghiệp vận hành hiệu quả đến đâu. Vậy biên lợi nhuận là gì, có những loại nào và cách tính ra sao? Hãy tham khảo nội dung được Vietcap chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn về công cụ tài chính thiết yếu này.
Biên lợi nhuận là gì?
Biên lợi nhuận (Profit Margin) là một chỉ số tài chính phản ánh tỷ lệ lợi nhuận thu được so với doanh thu, thường được biểu thị dưới dạng phần trăm. Chỉ số này cho biết doanh nghiệp giữ lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng trên mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra.
Vậy lợi nhuận biên là gì? Hiểu đơn giản, nếu một công ty có biên lợi nhuận là 20%, có nghĩa cứ mỗi 100 đồng doanh thu thì công ty giữ lại được 20 đồng sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến sản xuất, vận hành và bán hàng. Chỉ số này không chỉ phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà còn thể hiện hiệu suất quản lý chi phí và khả năng tạo giá trị thực sự từ hoạt động kinh doanh. Biên lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, kiểm soát tốt chi phí.
Biên lợi nhuận là gì? Đây là chỉ số tài chính phản ánh tỷ lệ lợi nhuận ròng thu được trên mỗi 100 đồng doanh thu của doanh nghiệp
Ý nghĩa của biên lợi nhuận là gì với doanh nghiệp?
Khi đánh giá hiệu quả tài chính, người ta thường chú ý đến doanh thu hoặc lợi nhuận ròng nhưng các con số này đôi khi chưa phản ánh đầy đủ “sức khỏe” của doanh nghiệp. Hiểu rõ cách tính biên độ lợi nhuận là gì, có thể nói biên lợi nhuận mới là chỉ số cho thấy hiệu quả sinh lời trên từng đồng doanh thu, từ đó cung cấp cái nhìn sâu hơn về khả năng vận hành, định giá sản phẩm và kiểm soát chi phí.
Đối với nhà quản lý doanh nghiệp, biên lợi nhuận là công cụ đánh giá hiệu quả nội bộ:
Nếu biên lợi nhuận cao, nghĩa là doanh nghiệp đang tạo ra giá trị lớn trên mỗi đồng doanh thu, chi phí được kiểm soát tốt, mô hình kinh doanh ổn định.
Nếu biên lợi nhuận thấp, doanh nghiệp cần xem lại cách định giá sản phẩm, cơ cấu chi phí, hoặc hiệu quả hoạt động của từng phòng ban.
Đối với nhà đầu tư, chỉ số này cho thấy khả năng sinh lời bền vững và là căn cứ để so sánh hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành.
Hiểu rõ biên lợi nhuận là gì và áp dụng nó sẽ giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Cách tính biên lợi nhuận là gì?
Biên lợi nhuận không chỉ là con số tài chính đơn thuần mà là công cụ phản ánh khả năng chuyển đổi doanh thu thành lợi nhuận thực tế. Có nhiều dạng biên lợi nhuận khác nhau, mỗi loại mang đến một góc nhìn riêng biệt về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Dưới đây là bốn loại biên lợi nhuận phổ biến và cách tính cụ thể từng loại:
Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)
Biên lợi nhuận gộp cho biết doanh nghiệp còn lại bao nhiêu lợi nhuận sau khi trừ đi giá vốn hàng bán, trước khi tính đến các chi phí quản lý, bán hàng hay tài chính. Đây là chỉ số phản ánh khả năng kiểm soát chi phí sản xuất và tối ưu giá bán.
Công thức tính:
Biên lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần) × 100% |
Trong đó:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ (chiết khấu, hàng trả lại...)
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp có doanh thu thuần 1.000 tỷ đồng và giá vốn là 700 tỷ, thì lợi nhuận gộp là 300 tỷ → Biên lợi nhuận gộp = (300/1.000) × 100% = 30%.
Biên lợi nhuận gộp cao cho thấy doanh nghiệp sản xuất hiệu quả hoặc định giá sản phẩm tốt. Tuy nhiên, nó chưa phản ánh toàn diện chi phí vận hành.
Hiểu rõ biên lợi nhuận là gì và các loại biên lợi nhuận sẽ có góc nhìn riêng biệt về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Theo dõi:
Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin)
Đây là chỉ số thể hiện lợi nhuận cuối cùng mà doanh nghiệp giữ lại được sau khi trừ hết tất cả chi phí: từ sản xuất, vận hành đến thuế và lãi vay.
Công thức tính:
Biên lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) × 100% |
Ví dụ: Doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế 50 tỷ trên doanh thu thuần 1.000 tỷ → Biên lợi nhuận ròng = (50 / 1.000) × 100% = 5%.
Biên lợi nhuận ròng giúp đánh giá khả năng sinh lời thực sự. Mức biên thấp có thể do chi phí tài chính cao, hoạt động chưa tối ưu hoặc mô hình kinh doanh chưa hiệu quả.
Biên lợi nhuận ròng là chỉ số thể hiện lợi nhuận cuối cùng mà doanh nghiệp giữ lại được sau khi trừ hết tất cả chi phí
Biên lợi nhuận trước thuế (Pre-tax Profit Margin)
Chỉ số này cho biết mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trước khi phải nộp thuế thu nhập. Nó giúp phản ánh hiệu quả vận hành mà chưa bị ảnh hưởng bởi các chính sách thuế tại từng quốc gia hoặc khu vực.
Công thức tính:
Biên lợi nhuận trước thuế = (Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu thuần) × 100% |
Ví dụ: Nếu lợi nhuận trước thuế là 80 tỷ và doanh thu thuần là 1.000 tỷ → Biên lợi nhuận trước thuế = (80 / 1.000) × 100% = 8%.
Đây là công cụ so sánh phổ biến giữa các công ty hoạt động tại nhiều quốc gia, nơi mức thuế suất không giống nhau.
Biên lợi nhuận trước thuế là chỉ số đo mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trước khi phải nộp thuế thu nhập
Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin)
Biên lợi nhuận hoạt động cho thấy doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi hiệu quả đến đâu, không tính đến chi phí tài chính và thuế.
Công thức tính:
Biên lợi nhuận hoạt động = (Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh / Doanh thu thuần) × 100% |
Ví dụ: Nếu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 100 tỷ với doanh thu 1.000 tỷ → Biên lợi nhuận hoạt động = (100 / 1.000) × 100% = 10%.
Quan tâm biên lợi nhuận là gì, có thể thấy chỉ số này loại bỏ các yếu tố tài chính và chính sách thuế, giúp đánh giá năng lực vận hành thực sự của doanh nghiệp, từ việc kiểm soát chi phí vận hành đến hiệu quả chuỗi cung ứng.
Khi nắm được ý nghĩa các chỉ số biên lợi nhuận là gì, doanh nghiệp có thể kiểm soát chi phí vận hành đến hiệu quả chuỗi cung ứng
Biên lợi nhuận bao nhiêu là hợp lý?
Sau khi hiểu rõ khái niệm, ý nghĩa biên lợi nhuận là gì, đánh giá biên lợi nhuận "cao hay thấp" không thể dựa trên một con số cố định. Mỗi ngành nghề có đặc thù riêng về chi phí, quy mô và tốc độ tăng trưởng nên mức biên lợi nhuận hợp lý phải được nhìn nhận trong bối cảnh cụ thể của từng lĩnh vực, chẳng hạn là:
Ngành bán lẻ hoặc hàng tiêu dùng có thể chỉ đạt biên lợi nhuận ròng từ 3–7%, do tính cạnh tranh cao và chi phí vận hành lớn.
Ngành phần mềm, công nghệ hoặc tài chính có thể đạt biên lợi nhuận từ 15% trở lên, nhờ mô hình kinh doanh ít tốn kém chi phí biên.
Trên thị trường chứng khoán, giả định các doanh nghiệp niêm yết đại diện cho nền kinh tế, thì tỷ suất lợi nhuận bình quân khoảng 11–12%/năm được xem là hợp lý và bền vững.
Nếu doanh nghiệp đạt trên 12%/năm, được coi là có hiệu suất tốt hơn mặt bằng chung. Nếu vượt 20%/năm, đó là mức rất cao và thể hiện lợi thế vượt trội về vận hành hoặc mô hình kinh doanh.
Sau khi hiểu rõ khái niệm, ý nghĩa biên lợi nhuận là gì, điều mọi doanh nghiệp qua tâm là mức biên lợi nhuận bao lâu là hợp lý
Làm thế nào để biết biên lợi nhuận của doanh nghiệp mình có hợp lý? Bạn có thể tham chiếu biên lợi nhuận của doanh nghiệp mình với:
Mức lãi suất ngân hàng: Nếu doanh nghiệp sinh lời cao hơn gửi tiết kiệm một cách đáng kể → hiệu quả đầu tư là hợp lý.
Mức trung bình ngành: So sánh với các đối thủ cùng quy mô hoặc hoạt động cùng lĩnh vực.
Tăng trưởng ổn định theo thời gian: Biên lợi nhuận không cần quá cao, nhưng nếu có xu hướng tăng đều hàng năm, đó là tín hiệu tốt.
Muốn nâng cao biên lợi nhuận, bạn cần không ngừng học hỏi, cải tiến mô hình kinh doanh và quản lý chi phí hiệu quả hơn
Hy vọng nội dung bài viết giúp bạn hiểu biên lợi nhuận là gì cùng thông tin ý nghĩa, cách tính chỉ số này cho mô hình kinh doanh. Biên lợi nhuận là một chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp và nhà quản lý đánh giá khả năng sinh lời thực chất của doanh nghiệp. Từ chỉ số này, bạn có thể so sánh hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp, ngành nghề và giai đoạn khác nhau khách quan, chính xác hơn.
Vietcap tự hào là một trong những tổ chức tài chính hàng đầu tại Việt Nam, đồng hành cùng nhà đầu tư trên con đường chinh phục thị trường và xây dựng sự thịnh vượng bền vững. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và hệ sinh thái giải pháp đa dạng, chúng tôi phục vụ cả khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp bằng sự tận tâm và hiệu quả.
Dành riêng cho nhà đầu tư cá nhân mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại Vietcap là loạt đặc quyền hấp dẫn:
Tư vấn chuyên sâu hoàn toàn miễn phí từ những cố vấn đầu ngành
Truy cập mượt mà vào các nền tảng giao dịch tiên tiến, ổn định
Nhận báo cáo đầu tư tùy chỉnh, sát với chiến lược và danh mục của bạn.
Đừng chờ đợi cơ hội – hãy tạo ra nó MỞ TÀI KHOẢN NGAY ngay hôm nay và cùng Vietcap bắt đầu hành trình đầu tư thông minh, hiệu quả!
Nguồn tham khảo:
Troy Segal - Profit Margin: Definition, Types, Uses in Business and Investing - May 17, 2025 - https://www.investopedia.com/terms/p/profitmargin.asp.
Biên lợi nhuận là gì ? Cách tính 4 loại biên lợi nhuận - 13/03/2023 - https://stockinsight.hsc.com.vn/bien-loi-nhuan-la-gi/.
Powered by Froala Editor