Rủi ro có hệ thống là loại rủi ro tác động tới toàn bộ thị trường hoặc hầu hết các loại chứng khoán. Loại rủi ro này chịu tác động của các điều kiện kinh tế chung như: lạm phát, sự thay đổi tỉ giá hối đoái, lãi suất v.v., đó là các yếu tố nằm ngoài công ty.
Hiểu về rủi ro hệ thống
Rủi ro hệ thống không thể giảm nhẹ thông qua việc đa dạng hóa, mà chỉ có thể thông qua chiến lược phòng ngừa rủi ro hoặc sử dụng chiến lược phân bổ tài sản chính xác.
Rủi ro hệ thống làm nền tảng cho các rủi ro đầu tư khác như rủi ro về ngành. Ví dụ, nếu một nhà đầu tư quá chú trọng vào cổ phiếu bất động sản, thì có thể đa dạng hóa bằng cách đầu tư vào các lĩnh vực khác, chẳng hạn như dệt may và thuỷ sản.
Tuy nhiên, rủi ro hệ thống bao gồm thay đổi lãi suất, lạm phát, suy thoái và chiến tranh, cùng với những thay đổi lớn khác. Những thay đổi trong các lĩnh vực này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường và không thể giảm thiểu được bằng cách thay đổi vị thế trong danh mục cổ phiếu đại chúng.
Để giúp quản lý rủi ro hệ thống, nhà đầu tư nên đảm bảo rằng danh mục đầu tư của họ bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau, chẳng hạn như thu nhập cố định, tiền mặt và bất động sản, mỗi loại sẽ phản ứng khác nhau trong trường hợp có thay đổi lớn về hệ thống.
Tham khảo: Các phương pháp quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống
Ngược lại với rủi ro hệ thống là rủi ro phi hệ thống, ảnh hưởng đến một nhóm chứng khoán rất cụ thể hoặc một chứng khoán riêng lẻ. Loại rủi ro này do các yếu tố nội tại của công ty gây ra. Rủi ro phi hệ thống có thể được giảm thiểu thông qua đa dạng hóa. Trong khi rủi ro hệ thống có thể được coi là xác suất thua lỗ liên quan đến toàn bộ thị trường hoặc một phân khúc thị trường, thì rủi ro phi hệ thống đề cập đến xác suất thua lỗ trong một ngành hoặc chứng khoán cụ thể.
Nhà đầu tư có thể xem lại chủ đề: 8 chỉ số rủi ro về tài chính trong đầu tư
Ví dụ: Rủi ro hệ thống và cuộc đại suy thoái
Năm 2008 - Ngân hàng đầu tư 160 năm tuổi Lehman Brothers tuyên bố phá sản, Bear Stearns ngân hàng đầu tư lớn nhất phố Wall bị mua với giá 30 tỷ đô la Mỹ. 25 ngân hàng cho vay cầm cố khác cũng buộc phải tuyên bố phá sản theo, phản ánh rủi ro hệ thống. Cựu chủ tịch FED gọi đây là “cơn sóng thần thế kỷ”.
Rủi ro hệ thống có thể ảnh hưởng đến tất cả các khoản đầu tư vào một thị trường hoặc nền kinh tế cụ thể. Do đó, các nhà đầu tư phải nhận thức được khả năng xảy ra rủi ro hệ thống khi đưa ra quyết định đầu tư và thực hiện các bước để quản lý rủi ro này thông qua các chiến lược như phân bổ tài sản và quản lý rủi ro.
Hiểu rõ cả hai loại rủi ro này không chỉ giúp nhà đầu tư nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro trong danh mục đầu tư của họ mà còn giúp xây dựng chiến lược phòng ngừa linh hoạt, đảm bảo sự ổn định trong điều kiện thị trường thay đổi không ngừng. Xem nhiều hơn tại Vietcap Academy
Powered by Froala Editor