Trong hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán, việc xác lập mức giá tại thời điểm mở cửa (ATO – At the Opening) và đóng cửa (ATC – At the Closing) đóng vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ là cơ sở để xác định giá mở cửa/đóng cửa cho phiên giao dịch mà còn phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư tại hai thời điểm “nhạy cảm” trong ngày. Sở Giao dịch Chứng khoán đã ban hành các nguyên tắc xác định giá khớp lệnh trong phiên ATO và ATC để đảm bảo tính minh bạch, khách quan và hiệu quả trong quá trình hình thành giá. Hãy cùng Vietcap tìm hiểu qua bài viết sau đây.

 

Mục lục:

1. Khái niệm Lệnh ATO/ATC và Lệnh LO

2. Nguyên tắc khớp lệnh

3. Ví dụ thực tế

 

1. Khái niệm Lệnh ATO và Lệnh LO

Lệnh ATO (At The Opening) là lệnh giao dịch tại giá khớp lệnh xác định giá mở cửa, chỉ áp dụng cho sàn HOSE. Lệnh được nhập vào hệ thống trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa. Sau 09h15, Lệnh ATO không được thực hiện và phần chưa khớp (nếu có) sẽ tự động bị huỷ.

Lệnh ATC (At The Closing) là lệnh giao dịch tại giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa, áp dụng cho sàn HOSE và HNX. Lệnh được nhập vào hệ thống trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa. Sau 14h45, Lệnh ATC không được thực hiện và phần chưa khớp (nếu có) sẽ tự động bị huỷ.

Lệnh LO (Limit Order) là một loại lệnh giao dịch chứng khoán cho phép nhà đầu tư mua hoặc bán chứng khoán với một mức giá cụ thể được chỉ định trước. Lệnh này giúp nhà đầu tư kiểm soát tốt hơn mức giá giao dịch, từ đó hạn chế được rủi ro.

* NĐT có thể đọc nội dung chi tiết của các loại lệnh trên tại Lệnh ATO/ATC, Lệnh LO.

 

2. Nguyên tắc xác định giá

Nguyên tắc xác định giá thực hiện trong phương thức khớp lệnh định kỳ:

   (i) Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất.

   (ii) Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn mục (i) thì mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.

   (iii) Nếu vẫn có nhiều mức giá thỏa mãn mục (ii) thì mức giá cao hơn sẽ được chọn.

Nguyên tắc xác định giá đặt lệnh trong phiên khớp lệnh định kỳ:


Trường hợp

Khối lượng

ATO

ATC

Lưu ý

Chỉ có Lệnh ATO/ATC

Chỉ mua;

Chỉ bán;

Mua = Bán.

Giá tham chiếu

Giá thực hiện gần nhất;
 hoặc giá tham chiếu 

    Đối với lệnh ATC, giá tham chiếu được sử dụng trong trường hợp không có giá thực hiện gần nhất

Mua > Bán

Giá tham chiếu
 + 1 đơn vị yết giá

Giá thực hiện gần nhất
 + 1 đơn vị yết giá 

    Đối với lệnh ATC, nếu giá thực hiện gần nhất là giá trần/sàn thì ghi nhận là giá trần/sàn

Mua < Bán

Giá tham chiếu
 - 1 đơn vị yết giá

Giá thực hiện gần nhất
 - 1 đơn vị yết giá 

Có Lệnh ATO/ATC và Lệnh LO 

Mua

    Giá cao nhất trong 3 mức giá sau: 

    - Giá mua cao nhất + 1 đơn vị yết giá

   - Giá bán cao nhất của bên đối ứng 

      - Giá tham chiếu

    Giá cao nhất trong 3 mức giá sau: 

    - Giá mua cao nhất + 1 đơn vị yết giá

    - Giá bán cao nhất của bên đối ứng 

    - Giá thực hiện gần nhất; hoặc giá tham chiếu

    - Nếu giá mua cao nhất là giá trần thì được xác định là giá trần

    - Đối với lệnh ATC, giá tham chiếu được sử dụng trong trường hợp không có giá thực hiện gần nhất

Bán

    Giá thấp nhất trong 3 mức giá sau: 

    - Giá bán thấp nhất - 1 đơn vị yết giá

    - Giá mua thấp nhất của bên đối ứng

     - Giá tham chiếu

    Giá thấp nhất trong 3 mức giá sau: 

    - Giá bán thấp nhất - 1 đơn vị yết giá

    - Giá mua thấp nhất của bên đối ứng

    - Giá thực hiện gần nhất; hoặc giá tham chiếu 

    - Nếu giá mua thấp nhất là giá sàn thì được xác định là giá sàn

  - Đối với lệnh ATC, giá tham chiếu được sử dụng trong trường hợp không có giá thực hiện gần nhất

* Lưu ý: 

- Lệnh ATO/ATC được ưu tiên khớp trước Lệnh giới hạn (LO).

- Lệnh ATO/ATC không được ưu tiên khớp trước Lệnh giới hạn (LO) mua giá trần/bán giá sàn đã được nhập vào hệ thống trước đó.

 

3. Ví dụ thực tế

Các ví dụ sau đây sử dụng cho Lệnh ATO và xác định giá mua, các trường hợp khác áp dụng tương tự (Lệnh ATO/ATC và xác định giá mua/bán); Cơ sở giá x 1,000.

Trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa (ATO), cổ phiếu A có:

- Giá trần: 24.60

- Giá tham chiếu: 23.00

- Giá sàn: 21.40

Giá khớp lệnh được ghi nhận tùy theo các trường hợp như sau:

3.1. Chỉ có Lệnh ATO trong sổ lệnh

- Trường hợp 1: Chỉ có lệnh mua; Chỉ có lệnh bán; hoặc Khối lượng Mua = Khối lượng Bán

+ Chỉ có lệnh mua

Thứ tự lệnh

Loại lệnh

Lệnh

Giá

Khối lượng

Thời gian nhập lệnh

1

ATO

Mua

ATO

100

09:00

2

ATO

Mua

ATO

200

09:03

+ Chỉ có lệnh bán

Thứ tự lệnh

Loại lệnh

Lệnh

Giá

Khối lượng

Thời gian nhập lệnh

1

ATO

Bán

ATO

100

09:00

2

ATO

Bán

ATO

200

09:03

+ Khối lượng Mua = Khối lượng Bán

Thứ tự lệnh

Loại lệnh

Lệnh

Giá

Khối lượng

Thời gian nhập lệnh

1

ATO

Bán

ATO

100

09:00

2

ATO

Bán

ATO

200

09:03

3

ATO

Mua

ATO

300

09:07

=> Giá khớp lệnh = Giá tham chiếu = 23.00

- Trường hợp 2: Khối lượng Mua > Khối lượng Bán

Thứ tự lệnh

Loại lệnh

Lệnh

Giá

Khối lượng

Thời gian nhập lệnh

1

ATO

Mua

ATO

100

09:00

2

ATO

Mua

ATO

200

09:03

3

ATO

Bán

ATO

200

09:07

Khối lượng Mua > Khối lượng Bán (300 > 200)

=> Giá khớp lệnh = Giá tham chiếu + 1 đơn vị yết giá = 23.00 + 0.05 = 23.05

- Trường hợp 3: Khối lượng Mua < Khối lượng Bán

Thứ tự lệnh

Loại lệnh

Lệnh

Giá

Khối lượng

Thời gian nhập lệnh

1

ATO

Mua

ATO

100

09:00

2

ATO

Mua

ATO

200

09:03

3

ATO

Bán

ATO

500

09:07

Khối lượng Mua < Khối lượng Bán (300 < 500)

=> Giá khớp lệnh = Giá tham chiếu - 1 đơn vị yết giá = 23.00 - 0.05 = 22.95

3.2. Có Lệnh ATO/ATC và Lệnh LO trong sổ lệnh

Thứ tự lệnh

Loại lệnh

Lệnh

Giá

Khối lượng

Thời gian nhập lệnh

1

LO

Bán

23.00

100

09:00

2

LO

Mua

24.60
 (Giá trần)

200

09:03

3

ATO

Mua

ATO

500

09:07

4

LO

Bán

23.70

600

09:10

5

LO

Mua

23.00

300

09:14

6

ATO

Bán

ATO

100

09:14

7

LO

Mua

23.70

200

09:14

Ta viết lại sổ lệnh trên như sau:

KL mua cộng dồn

KL mua

Lệnh

Giá

Lệnh

KL bán

KL bán cộng dồn

500

500

3

ATO

 

 

 

700

200

2

24.60

 

 

800

900

200

7

23.70

4

600

800

1,200

300

5

23.00

1

100

200

 

 

 

ATO

6

100

100

==> Giá khớp lệnh = 23.70 & Khối lượng khớp lệnh = 800 (Mức giá có khối lượng khớp lệnh là lớn nhất).

Quy trình khớp lệnh như sau:

STT

Lệnh khớp

Giá khớp

Khối lượng khớp

1

2 - 6

Do Lệnh LO mua giá trần (số 2) được nhập trước Lệnh mua ATO (số 3)

23.70

100

2

2 - 1

23.70

100

3

3 - 4

23.70

500

4

7 - 4

23.70

100

Như vậy:

- Lệnh LO mua giá trần (số 2), Lệnh ATO mua (số 3) được khớp kết.

- Lệnh ATO bán (số 6), Lệnh LO bán (số 1 và số 4) được khớp hết.

- Lệnh LO mua (số 7) được khớp 1 phần, Lệnh LO mua (số 5) không được khớp, tiếp tục nằm trong sổ lệnh để chờ khớp.


Kết luận

Việc nắm vững nguyên tắc xác định giá khớp lệnh trong các phiên ATO và ATC, cũng như hiểu rõ cách thức ưu tiên của lệnh LO, sẽ giúp nhà đầu tư chủ động hơn trong việc ra quyết định giao dịch và tối ưu hóa chiến lược đầu tư. Trong bối cảnh thị trường ngày càng phát triển và biến động khó lường, sự hiểu biết về cơ chế vận hành của thị trường không chỉ là lợi thế, mà còn là điều kiện tiên quyết để đảm bảo hiệu quả và tính kỷ luật trong đầu tư. Vietcap hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho quý nhà đầu tư một nền tảng kiến thức hữu ích để đồng hành bền vững cùng thị trường chứng khoán Việt Nam.


Vietcap là một trong những công ty dịch vụ tài chính hàng đầu Việt Nam, giúp khách hàng đầu tư và phát triển thịnh vượng. 

Chúng tôi chuyên tư vấn, cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. Những đặc quyền vô cùng hấp dẫn và thú vị chỉ dành riêng cho khách hàng khách cá nhân khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại Vietcap:

- Miễn phí tư vấn từ các tư vấn viên chuyên nghiệp và tận tâm

- Miễn phí trải nghiệm trên những nền tảng ổn định của Vietcap

- Nhận các báo cáo phân tích chuyên sâu theo danh mục đầu tư

MỞ TÀI KHOẢN NGAY hôm nay và bắt đầu hành trình đầu tư của bạn.

Powered by Froala Editor