Đường, thanh và nến — đây là ba loại biểu đồ phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật. Biểu đồ dạng đường cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quan đơn giản; biểu đồ thanh thêm một chút phong phú và biểu đồ chân nến thêm màu sắc.
Chúng ta nên sử dụng biểu đồ giá nào? Tất cả phụ thuộc vào sở thích và sở trường của chính mình, cộng với loại thông tin cụ thể mà chúng ta đang cố gắng thu thập từ biểu đồ. Bài viết này Vietcap sẽ giới thiệu rõ nét hơn về biểu đồ thanh trong chứng khoán, hãy cùng theo dõi nhé.
Biểu đồ thanh trên thị trường chứng khoán là gì?
Biểu đồ thanh ( trong tiếng Anh là Bar chart) là biểu đồ hiển thị nhiều thanh giá theo thời gian mỗi thanh hiển thị biến động giá theo thời gian thực của một cổ phiếu nhất định. Mỗi thanh có một đường thẳng đứng hiển thị mức giá cao nhất và mức giá thấp nhất mà cổ phiếu đạt được trong khoảng thời gian định trước.
Giá mở cửa của cổ phiếu thường được đánh dấu bằng một đường ngang nhỏ ở bên trái của đường thẳng đứng và giá đóng cửa được đánh dấu bằng một đường ngang nhỏ ở bên phải của các thanh dọc.
Đây là giao diện của các thanh bar trong biểu đồ chứng khoán.
Các thanh có màu xanh lục khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, nghĩa là giá đã tăng giá trị trong khoảng thời gian đó.
Các thanh có màu đỏ nếu giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, nghĩa là giá đã giảm trong khoảng thời gian đó.
Tham khảo:
Các thuật ngữ chứng khoán mà nhà đầu tư nên biết
Cách đọc và phân tích biểu đồ chứng khoán
Cách đọc biểu đồ thanh
Biểu đồ thanh thường còn được gọi là Biểu đồ OHLC. Tại sao lại có tên như thế? Đó là bởi vì biểu đồ thanh bao gồm giá mở cửa(Open), giá cao nhất(High), giá thấp nhất(Low) và giá đóng cửa(Close) của cổ phiếu. Cụ thể :
- Mở (Open price)
Giá mở cửa đánh dấu giá cổ phiếu giao dịch vào đầu phiên giao dịch và được biểu thị bằng chân ngang ở phía bên trái của thanh.
- Cao (Highest Price)
Mức cao đánh dấu mức giá cao nhất của cổ phiếu được giao dịch trong ngày và được biểu thị bằng đỉnh của thanh dọc.
- Thấp (Lowest Price)
Mức thấp là mức giá thấp nhất mà cổ phiếu được giao dịch trong khoảng thời gian đã chọn và được biểu thị bằng phần dưới cùng của thanh dọc.
- Đóng (Close Price)
Giá đóng cửa là giá cuối cùng mà cổ phiếu được giao dịch trong ngày và được biểu thị bằng chân ngang ở phía bên phải của thanh. Giá đóng cửa là điểm dữ liệu quan trọng nhất trên thanh vì nó tóm tắt tâm lý cuối cùng của một phiên giao dịch.
Giống như biểu đồ hình nến và biểu đồ đường – điểm hay của biểu đồ thanh trong chứng khoán là hiển thị phạm vi giao dịch của cổ phiếu trong bất kỳ khoảng thời gian nào bạn chọn. Có thể là 1 phút, 5 phút, 1h, 4h…
- Thanh 1 phút (hiển thị thanh giá mới mỗi phút)
- Thanh 5 phút (hiển thị thanh giá mới cứ sau 5 phút)
- Thanh 15 phút (hiển thị thanh giá mới cứ sau 15 phút)
- Thanh 1 giờ (hiển thị thanh giá mới cho mỗi giờ)
- Thanh 4 giờ (hiển thị thanh giá mới cứ sau 4 giờ)
- Thanh hàng ngày (hiển thị thanh giá mới cho mỗi ngày)
- Thanh hàng tháng (hiển thị thanh giá mới cho mỗi tháng)
Những lợi ích biểu đồ thanh
- Trực quan hóa các mẫu giá: Những biểu đồ thanh thể hiện trực quan các biến động giá thị trường. Chúng giúp việc xác định các mô hình và xu hướng thị trường trở nên dễ dàng hơn. Nhà đầu tư có thể phân tích trực quan các mức cao, thấp, giá mở cửa và đóng cửa trong những khoảng thời gian cụ thể. Hơn nữa, các nhà đầu tư có thể sử dụng chúng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự, đường xu hướng và mô hình biểu đồ.
- Xác định xu hướng: biểu đồ thanh là công cụ xác định xu hướng trên thị trường. Nhà đầu tư có thể xác định xu hướng giá bằng cách quan sát trình tự của các thanh. Thông tin này có giá trị để đưa ra các quyết định giao dịch sáng suốt và hiểu được tâm lý chung của thị trường.
- Đánh giá mức độ biến động: Độ dài của thanh trong các biểu đồ này mô tả phạm vi giá trong một khung thời gian cụ thể. Thanh dài hơn biểu thị mức độ biến động giá cao hơn, trong khi thanh ngắn hơn biểu thị mức độ biến động thấp hơn. Nhà đầu tư có thể đánh giá chính xác sự biến động của thị trường thông qua các biểu đồ này. Hơn nữa, chúng còn giúp các nhà đầu tư điều chỉnh chiến lược quản lý rủi ro và xác định quy mô vị thế.
- Xác định mức hỗ trợ và kháng cự: Một trong những lợi ích của biểu đồ thanh là những biểu đồ này hỗ trợ nhà đầu tư xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Các mức này biểu thị các khu vực mà giá có xu hướng tìm thấy hỗ trợ trong thời gian giảm giá hoặc đối mặt với ngưỡng kháng cự trong thời gian tăng giá. Bằng cách xác định các mức này, Nhà đầu tư có thể đưa ra dự đoán chính xác hơn về xu hướng giá tiềm năng, sự đảo chiều hoặc đột phá.
- Phân tích lịch sử: Những biểu đồ này cung cấp cái nhìn lịch sử về biến động giá thị trường. Cho phép các nhà đầu tư phân tích hành vi thị trường trước đó và xác định xu hướng giá định kỳ. Phân tích lịch sử này có thể giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên hành động giá trước đó và nâng cao hiểu biết của mình về động lực thị trường .
Biểu đồ thanh và biểu đồ nến
Sự khác biệt giữa cả hai như sau:
Biểu đồ thanh: Những biểu đồ này biểu thị dữ liệu giá bằng các thanh dọc, trong đó mỗi thanh biểu thị một khoảng thời gian cụ thể. Các thanh hiển thị giá mở cửa, đóng cửa và giá cao nhất và thấp nhất trong khoảng thời gian đó. Các biểu đồ này cung cấp mô tả trực quan cơ bản và dễ hiểu về biến động giá. Các nhà đầu tư và nhà phân tích thường sử dụng các biểu đồ này để xác định xu hướng giá, mô hình biểu đồ cũng như các mức hỗ trợ và kháng cự. Các biểu đồ này đánh dấu giá mở cửa và giá đóng cửa, có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu xu hướng thị trường hiện tại và xác định các điểm mua bán.
Biểu đồ nến: Những biểu đồ này hiển thị dữ liệu giá trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nhà đầu tư thường sử dụng mô hình hình nến thay vì dạng thanh. Mỗi nến bao gồm có thân dày, gọi là thân nến và thường có một đường kéo dài phía trên và bên dưới, được gọi là bóng trên và bóng dưới tương ứng. Các nến đại diện cho giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao và giá thấp. Các biểu đồ này cung cấp thông tin chi tiết hơn và sử dụng các màu sắc khác nhau để xác định các giai đoạn xu hướng tăng và giảm . Vì vậy, các nhà đầu tư sẽ dễ dàng xác định tâm lý thị trường hơn thông qua biểu đồ này một cách nhanh chóng.
Bây giờ bạn đã biết thêm một loại biểu đồ phân tích kỹ thuật là biểu đồ thanh trong chứng khoán, qua bài viết này của Vietcap hãy nghĩ xem chúng ta có thể sử dụng biểu đồ thanh này vào phân tích kỹ thuật một cách hiệu quả như thế nào nhé. Chúc các nhà đầu tư thành công.
Powered by Froala Editor