Bear Trap một thuật ngữ tài chính quen thuộc hay được sử dụng khi bạn đầu tư trên thị trường chứng khoán. Vậy Bear Trap là gì? Nguyên nhân gây ra Bear Trap, cách xác định và phòng tránh Bear trap như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Bear Trap là gì ?
Khác với Bull Trap, Bear trap (bẫy giảm giá) là một mô hình kỹ thuật xuất hiện khi biến động giá của một chứng khoán, chỉ số hoặc các công cụ tài chính khác đảo chiều từ xu hướng tăng trước đó thành xu hướng giảm. Nói cách khác, giá của tài sản vẫn có thể tăng trong một xu hướng dài hạn, những bẫy giảm giá là sự thể hiện mức kháng cự hoặc thay đổi về mặt cơ bản của tài sản đó.
Nguyên nhân gây ra Bear Trap
Bear Trap thường xuất hiện khi các nhà đầu tư nhận thấy rằng xu hướng giá đã đảo ngược trong một khoảng thời gian. Có nhiều lý do có thể khiến giá tài sản giảm như: công bố dữ liệu của nhà nước, các sự kiện chính trị, các thông tin công bố từ doanh nghiệp, tin đồn về suy thoái kinh tế hoặc bất kỳ điều gì có thể gây ra tâm lý nghi ngờ và lo sợ thua lỗ. Kết quả từ các sự kiện trên là các nhà đầu tư bán các vị thế tài sản mà mình nắm giữ, khiến giá giảm, từ đó tạo ra bẫy giảm giá trong ngắn hạn.
Bear Trap thường kéo dài trong một vài phiên giao dịch, khi giá tài sản giảm đến một mức hỗ trợ mà ở đó nhà đầu tư bắt đầu đổ xô vào mua tài sản, làm tăng nhu cầu, xóa tan các hoài nghi và trở lại xu hướng tăng trước đó.
Cách xác định Bear Trap
Bear Trap là một dấu hiệu lỗi khi xuất hiện một đợt giảm giá trong một xu hướng tăng dài hạn, thường xuất hiện khi nhà đầu tư đón nhận các dữ liệu, thông tin không chính xác dẫn đến quyết định mua và bán sai lệch.
Phân tích cơ bản là việc làm rất quan trọng trong việc xác định đâu là Bear Trap, kể cả nhà đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật. Vì trong Bear Trap, chỉ có giá của tài sản là thay đổi. Chẳng hạn, nếu không có yếu tố nào gây ảnh hưởng lên doanh nghiệp (như dữ liệu kinh tế và tài chính doanh nghiệp) so với phân tích cơ bản của bạn thì bạn có thể xác định đó là một bẫy giảm giá trong ngắn hạn. Một quyết định gia tăng vị thế hoặc nắm giữ với tài sản bạn nghĩ đang trong bẫy giảm giá là một việc làm thích hợp.
Nhưng nếu dữ liệu mà bạn đánh giá là có tác động tiêu cực đến tài sản hoặc doanh nghiệp thì bẫy giảm giá đó có thể mở rộng thành một đợt giảm giá. Trường hợp này bạn cần phải hạ bớt tỷ trọng hoặc bán hết tài sản mà bạn đang nắm giữ.
Làm thế nào để tránh Bear Trap
Một số cách để xác định một đợt suy giảm là Bear Trap:
Quan sát khối lượng giao dịch: Nhìn vào khối lượng giao dịch, nếu khối lượng ít, đó có thể là dẫn chứng cho một Bear Trap.
Sử dụng phân tích kỹ thuật: sử dụng các chỉ báo xác định hỗ trợ như dãy Fibonacci, RSI và chỉ báo khối lượng sẽ giúp bạn xác định và dự đoán được liệu xu hướng hiện tại có bền vững hay không.
Chỉ báo OBV có đề cập giá giảm và độ dốc xuống của đường OBV tiếp tục lớn dần thể hiện cho xu hướng tiếp tục giảm của cổ phiếu xem tại đây
Các chỉ báo nến: Các mô hình nến đảo chiều như Evening Star, Bearish Engulfing và Three Black Crows có thể giúp bạn xác định được Bear Trap.
Lời kết
Trong giao dịch trên thị trường tài chính, có lẽ không có gì khó chịu hơn bẫy giảm giá. Khi bạn đang trong một đợt giảm giá, kỳ vọng việc giảm giá vẫn tiếp diễn và sau đó thị trường đột ngột đổi hướng tăng và đi cao hơn nữa dựa trên những tin tức hoặc chỉ đơn thuần do biến động thị trường (cầu lớn hơn cung).
Thật khó để xác định Bear Trap cho đến khi nó đã hình thành và bạn thấy rằng diễn biến thị trường đi ngược lại với vị thế của bạn (hạ tỷ trọng, bán hết hoặc chờ đợi mức giá thấp hơn). Hy vọng những chỉ dẫn bên trên sẽ giúp ích được cho bạn trong việc xác định cũng như tránh được bẫy giảm giá trong suốt quá trình bạn đầu tư. Chúc bạn thành công!
Powered by Froala Editor