toggle icon
logo text
logo symbol
toggle icon
Quay lại

Ngành Năng lượng – Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII – Nhận định nhanh

Báo cáo ngành

16/04/2025

Ngày 15/04/2025, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 768/QĐ-TTg, phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đã bổ sung điện hạt nhân (mang lại triển vọng tích cực cho PVS, TV2) và mở rộng tổng công suất điện gấp 2,5 lần nhằm đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của nền kinh tế.  

Chúng tôi nhận định đây là một bước phát triển tích cực cho Ngành Năng lượng tại Việt Nam, mang lại lợi ích cho cả các doanh nghiệp điện truyền thống, năng lượng tái tạo và dầu khí. 

• Chúng tôi hiện đánh giá cao PC1 (MUA) và GAS (MUA) khi đây sẽ là những công ty được hưởng lợi đầu tiên và rõ rệt nhất từ việc tăng đầu tư vào hạ tầng truyền tải điện (+200% so với QHĐ VIII cũ) và nhu cầu sử dụng LNG (tăng gấp 15 lần so với hiện tại). 

• REE (MUA) sẽ được hưởng lợi từ việc công suất điện mặt trời tăng gấp 3 lần (so với QHĐ VIII cũ) với điện mặt trời thả nổi cũng như việc triển khai các hướng dẫn mua bán điện trực tiếp (DPPA) (với tối đa 25% nhu cầu điện quốc gia đủ điều kiện tham gia). 

• Trong năm 2030, điện gió trên bờ (và ven biển) được đặt mục tiêu đạt 32.048 MW. Đây là mức tăng đáng kể, đạt 46% so với QHĐ VIII cũ, mang lại cơ hội cho REE, PC1, HDGTV2

• Mục tiêu điện gió ngoài khơi xuất khẩu 5.000 MW và công suất trong nước đạt 6.000 MW vào năm 2030, tích cực cho PVS (MUA). 

• Đồng thời, những diễn biến này cũng đặt ra khuôn khổ pháp lý vững chắc để phát triển thêm các mỏ khí tại Việt Nam (bao gồm mỏ khí Cá Voi Xanh và Báo Vàng), qua đó xác nhận dự báo của chúng tôi về chu kỳ phục hồi mới của ngành dầu khí Việt Nam, và có lợi cho PVS, PVDGAS

Những điểm nổi bật chính như sau:  

1) Triển vọng nhu cầu điện lớn, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 12%, cao hơn đáng kể so với dự báo của chúng tôi 

Các số liệu mới phản ánh kỳ vọng của Bộ Công Thương về tăng trưởng nhu cầu điện hàng năm đạt 12,0% trong giai đoạn 2025–2030, được thúc đẩy bởi mục tiêu tăng trưởng GDP đã điều chỉnh lên 10,0%. 

Hình 1: Các chỉ số điện chính của Vietcap/QHĐ VIII cũ/ QHĐ VIII sửa đổi 

Chỉ tiêu đến năm 2030 

QHĐ VIII cũ 

QHĐ VIII sửa đổi 

Dự báo của Vietcap 

% thay đổi giữa QHĐ sửa đổi s/v QHĐ VIII cũ  

Tăng trưởng GDP 2025 – 30 (% YoY) 

7,0%  

10,0%  

7,5%  

43%  

Sản lượng sản xuất (tỷ kWh) 

567  

593  

N/A  

4%  

Công suất sử dụng tối đa (MW) 

90.512  

94.795  

N/A  

5%  

Nhu cầu điện (tỷ kWh) 

505  

529  

489  

5%  

CAGR nhu cầu điện 2025-30 (% YoY) 

8,6%  

12,0%  

10,0%  

N/A  

Nguồn: Quyết định 768, Vietcap   

2) Mở rộng công suất đầy tham vọng, tăng gấp đôi công suất năm 2024 

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đã nâng mục tiêu tổng công suất lắp đặt toàn quốc đến năm 2030 lên thêm 33%, gấp 2,5 lần mức cuối năm 2024. Trong đó, công suất mục tiêu đến năm 2030 đối với điện gió trên bờ/điện gió ngoài khơi/điện mặt trời/LNG/thủy điện/nhiệt điện than lần lượt được điều chỉnh +46%/0%/+191%/+1/+16%/3% so với phiên bản cũ của QHĐ VIII. Công suất bổ sung cao hơn trong QHĐ VIII sửa đổi so với QHĐ cũ chủ yếu đến từ khu vực Miền Bắc (điện mặt trời áp mái, điện mặt trời thả nổi +20 lần), theo sau là Miền Nam (điện mặt trời áp mái, +6 lần) và Miền Trung (điện gió trên bờ, +17%).    

* Điện gió trên bờ (và ven biển) được đặt mục tiêu đạt 32.048 MW vào năm 2030, chiếm khoảng 14% tổng tiềm năng kỹ thuật 221.000 MW của Việt Nam. Đây là mức tăng đáng kể 46% so với QHĐ VIII cũ.   

Điện gió ngoài khơi: Mục tiêu đạt 6.000–17.032 MW (~1%–2,8% trong tổng tiềm năng kỹ thuật 600.000 MW) trong giai đoạn 2030–2035. Chúng tôi lưu ý rằng chỉ có thể đạt được khoảng 1.000 MW điện gió ngoài khơi trong năm 2030 theo quan điểm của PVS, thấp hơn đáng kể so với mục tiêu 6.000 MW. 

* Điện mặt trời: Công suất điện mặt trời vào năm 2030 dự kiến tăng +3x so với QHĐ VIII cũ, với công suất bổ sung 50%/50% đến từ trang trại/điện mặt trời áp mái vào giai đoạn 2025-30. Tuy nhiên, khả năng hoàn thành mục tiêu là một điểm cần lưu ý.   

* Điện khí LNG: Đạt 22.524 MW trong năm 2030, gần như đi ngang so với QHĐ VIII cũ, với các nhà máy bổ sung LNG Long Sơn và Long An II dự kiến vào năm 2031–2035, hoặc sớm hơn nếu điều kiện cho phép. Cho đến năm 2050, đồng đốt hydro có thể đạt 18.200–26.123 MW, hệ thống đốt hoàn toàn bằng hydro đạt 8.576–11.325 MW và nhà máy LNG-CCS đạt 1.887–2.269 MW. 

Hình 2: So sánh công suất nguồn điện giữa QHĐ VIII và QHĐ VIII sửa đổi 

 

Nguồn: Quyết định 768, Vietcap 

 

Hình 3: Công suất điện tái tạo bổ sung theo khu vực trong giai đoạn 2025-30 

MW  

Điện gió trên bờ 

Điện gió ngoài khơi 

Trang trại điện mặt trời 

Điện mặt trời áp mái 

Điện rác 

Miền Bắc 

2.194  

N/A  

10.306  

17.950  

523  

Miền Trung 

9.740  

N/A  

13.922  

1791  

323  

    Bắc Trung Bộ  

3.333  

N/A  

1670  

1041  

25  

   Trung Trung Bộ  

510  

N/A  

1444  

250  

142  

    Tây Nguyên  

2.643  

N/A  

6333  

200  

39  

   Nam Trung Bộ  

3.254  

N/A  

4475  

300  

117  

Miền Nam 

4.212  

N/A  

3654  

6.635  

425  

Tổng 

16.146  

6.000  

27.882  

26.376  

1.271  

Nguồn: Quyết định 768, Vietcap   

 3) Nhu cầu vốn đầu tư lớn cho công suất điện và hạ tầng truyền tải & phân phối, đạt 136 tỷ USD, chiếm 30% GDP, mang lại lợi ích cho PC1 

Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2026–30 điều chỉnh tăng 74% lên 136 tỷ USD so với QHĐ VIII cũ, bao gồm 18 tỷ USD (+200%) được chỉ định cho hạ tầng truyền tải 220–500kV và 118 tỷ USD cho công suất điện (+64%).  

Hình 4: So sánh vốn đầu tư điện giai đoạn 2026-30 giữa QHĐ VIII và QHĐ VIII sửa đổi   

Tỷ USD 

QHĐ VIII cũ 

QHĐ VIII sửa đổi   

QHĐ VIII sửa đổi đ/v QHĐ VIII cũ (% thay đổi)  

Mở rộng công suất điện 

72  

118  

+64%  

Hạ tầng truyền tải 

6  

18  

+200%  

Tổng chi phí đầu tư 

78  

136  

+74%  

Nguồn: Quyết định 768, Vietcap   

Hình 5: Công suất trạm biến áp 500kV (MVA) 

Hình 6: Công suất trạm biến áp 220kV (MVA) 

 

 

Nguồn: Quyết định 768, Vietcap tổng hợp 

Nguồn: Quyết định 768, Vietcap tổng hợp 

  

Hình 7: Chiều dài đường dây truyền tải 500kV (km) 

Hình 8: Chiều dài đường dây truyền tải 220kV (km) 

 

 

Nguồn: Quyết định 768, Vietcap tổng hợp 

Nguồn: Quyết định 768, Vietcap tổng hợp 

4) Hành lang pháp lý vững chắc thúc đẩy phát triển thêm các dự án dầu khí, mang lại lợi ích cho PVS, PVD và GAS 

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh cũng ưu tiên đẩy nhanh các dự án khí trong nước, bao gồm Lô B và Cá Voi Xanh, cùng với 6.900 MW công suất từ các nhà máy điện khí đồng hành như Ô Môn II, III, IV, Miền Trung I, II, và Dung Quất I, II, III. Diễn biến này mang lại lợi ích cho PVS nhờ nhu cầu tăng cao đối với các dịch vụ kỹ thuật, mua sắm và bảo trì; trong khi PVD hưởng lợi từ việc gia tăng hoạt động khoan và các dịch vụ liên quan đến giếng khoan, phục vụ khai thác khí thượng nguồn. Trong khi đó, GAS được hưởng lợi từ việc gia tăng vận chuyển khí qua các đường ống từ các mỏ ngoài khơi vào các cơ sở xử lý khí trên bờ. 

5) Tiềm năng xuất khẩu điện mang lại lợi ích cho PVS 

Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 400 MW điện sang Campuchia vào năm 2030, và khoảng 5.000 đến 10.000 MW tới các quốc gia khác vào năm 2035, tùy thuộc vào hiệu quả kinh tế và an ninh năng lượng trong nước. 

Gần đây, PVS đã hợp tác với Sembcorp Utilities của Singapore để phát triển dự án điện gió ngoài khơi công suất 2,300 MW nhằm mục tiêu xuất khẩu điện sang Singapore. Tận dụng kinh nghiệm này, PVS đang ở vị thế tốt để tiếp tục mở rộng các dự án điện gió ngoài khơi tương tự nhằm cung cấp điện cho Singapore. 

6) DPPA có thể đáp ứng 25% tổng nhu cầu điện quốc gia 

Sau khi bỏ ngưỡng tiêu thụ tối thiểu 200.000 kWh/tháng cho khách hàng sử dụng điện lớn theo Nghị định 57/2025/NĐ-CP (ban hành ngày 03/03/2025), Quy hoạch điện VIII điều chỉnh cho thấy tiềm năng nhu cầu lớn cho cơ chế DPPA. Cụ thể, có khoảng 1.500 khách hàng lớn tiêu thụ trên 1 triệu kWh/năm, chiếm 25% tổng tiêu thụ điện toàn quốc, đại diện cho nguồn cầu đáng kể đối với mô hình DPPA – điều này mang lại lợi ích cho REE. 

7) Bổ sung 4.800 MW điện khí LNG tại Hải Phòng liên quan đến VIC 

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh bổ sung 2 dự án LNG liên quan đến VIC: LNG Hải Phòng Giai đoạn 1 (1.600 MW, đưa vào vận hành thương mại trong giai đoạn 2025–2030) và Giai đoạn 2 (3.200 MW, đưa vào vận hành thương mại trong giai đoạn 2031–2035), theo đề xuất của VIC vào tháng 3/2025 về việc đầu tư một tổ hợp điện khí LNG công suất 5.000 MW tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư là 5,5 tỷ USD.  

Tuy nhiên, các dự án này vẫn đang ở giai đoạn rất sơ khởi và đánh giá ban đầu của chúng tôi gồm: 1) Quá trình phát triển khả năng cao sẽ có đối tác cùng tham gia, 2) Kinh nghiệm triển khai các dự án quy mô lớn và vốn đầu tư cao của VIC là một lợi thế hỗ trợ việc thực thi dự án, 3) Dù các dự án có tiềm năng tạo ra doanh thu cốt lõi trong dài hạn, tác động trung hạn lên VIC dự kiến vẫn không đáng kể. 

8) Chính phủ đặt mục tiêu đưa điện hạt nhân vào vận hành trong giai đoạn 2030–2035 

Chính phủ đặt mục tiêu phát triển 4.000–6.400 MW điện hạt nhân trong giai đoạn 2030–2035 với 2 dự án Ninh Thuận 1 & 2, mỗi dự án từ 2.000 đến 3.200 MW; và có thể lên đến 8.000 MW vào năm 2050, đóng vai trò là nguồn điện nền, trong bối cảnh tỷ trọng năng lượng điện tái tạo trên tổng công suất lắp đặt ngày càng tăng. Theo trao đổi với các chuyên gia trong ngành, chúng tôi kỳ vọng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên sẽ đi vào vận hành trong giai đoạn 2033–2035. 

9) Thuế đối ứng của Trump có thể khiến tăng trưởng nhu cầu điện chậm lại, nhưng đầu tư Ngành Năng lượng vẫn là tất yếu 

Việc phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh là bước tiến tích cực đối với Ngành Năng lượng tại Việt Nam. Tuy nhiên, thuế đối ứng của Trump áp lên hàng hóa Việt Nam có thể làm chậm dòng vốn FDI và tăng trưởng sản xuất, dẫn đến tăng trưởng nhu cầu điện thấp hơn trong trung và dài hạn — thấp hơn mức dự báo hiện tại của chúng tôi là CAGR đạt 10% giai đoạn 2025–2030 — đặc biệt nếu Việt Nam phải chịu mức thuế cao hơn các quốc gia trong khu vực. 

Ở chiều tích cực, theo trao đổi với ban lãnh đạo các công ty điện trong danh mục theo dõi của chúng tôi, chưa ghi nhận tác động tiêu cực ngay lập tức, và đầu tư vào Ngành Năng lượng vẫn là điều tất yếu trong bối cảnh Việt Nam có thể thiếu điện trong tương lai.



Powered by Froala Editor

Tư vấn nhanh và chính xác nhất, gọi ngay: (+84) 2 8888 2 6868

/en/research-center/energy-sector-government-approves-revised-power-development-plan-viii-flash-note