Thị trường chứng khoán thường diễn biến phức tạp với rất nhiều những biến động khó lường. Đòi hỏi nhà đầu tư phải có lượng kiến thức nhất định cũng như phương pháp phù hợp để quá trình hiệu quả. Các chỉ số chứng khoán là công cụ không thể thiếu giúp ta nhận biết những dấu hiệu quan trọng trong lĩnh vực chứng khoán nói riêng và đầu tư tài chính nói chung. Phương pháp đầu tư chứng khoán theo chỉ số là phương pháp tương đối hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu về đầu tư chứng khoán theo chỉ số và những chỉ số cơ bản mà mọi nhà đầu tư cũng cần phải biết để quá trình đầu tư được hiệu quả.
Đầu tư theo chỉ số là gì?
Phương pháp đầu tư theo chỉ số là một trong những chiến lược đầu tư thụ động với mục đích là có thể đạt được mức lợi nhuận tương tự giống như chỉ số trên thị trường chung.
Nhà đầu tư sử dụng phương pháp đầu tư theo chỉ số để tái tạo hiệu suất của một chỉ số nhất định (thường là theo chỉ số cổ phiếu hoặc chỉ số trái phiếu), bằng cách thực hiện mua những quỹ ETF mô phỏng theo sát chỉ số cơ sở.
Đầu tư theo chỉ số đem lại cho nhà đầu tư khá nhiều lợi ích. Ví dụ như dựa trên số liệu của những nghiên cứu trong quá khứ thì nhận thấy phương pháp đầu tư theo chỉ số thường đem lại hiệu quả cao hơn so với việc đầu tư chủ động trong khoảng thời gian dài hạn.
Bên cạnh đó, đầu tư chứng khoán theo chỉ số còn là một cách tiếp cận đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro trong đầu tư cổ phiếu.
Một số chỉ số chứng khoán cơ bản mà nhà đầu tư cần biết
Đầu tiên, chúng tôi sẽ giới thiệu với nhà đầu tư một số chỉ số cơ bản thường giúp phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ số EPS – Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Chỉ số EPS ( Earning Per Share) là lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể thu được trên mỗi một cổ phiếu. Đây là chỉ số thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp, dựa trên thu nhập mà công ty phân bổ trên số cổ phiếu đang lưu hành. Chỉ số EPS càng cao thể hiện khả năng hoạt động kinh doanh sinh lời của công ty càng lớn.
Công thức tính chỉ số EPS:
EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành
Hơn nữa, chỉ số EPS còn được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để nhà đầu tư có thể đánh giá và lựa chọn được những cổ phiếu phù hợp. Và chỉ số này cũng là một yếu tố để bạn có thể tính được chỉ số P/E và giá trị cổ phiếu.
Chỉ số P/B – Giá trị thị trường/Giá trị sổ sách
Chỉ số P/B (hay Price to Book ratio) đây là chỉ số dùng để so sánh giá trị hiện tại của cổ phiếu so với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Nếu giá thị trường của cổ phiếu đang cao hơn giá ghi trong sổ, điều đó đồng nghĩa với việc công ty đó đang có mức thu nhập trên tài sản cao.
Chỉ số này sẽ giúp các nhà đầu tư có thể tìm ra được những loại cổ phiếu đang bị định giá thấp và bị thị trường bỏ qua. Chỉ số P/E thường chỉ có hiệu quả khi bạn xem xét đánh giá các công ty có vốn hóa cao hoặc những công ty tài chính bởi giá trị tài sản lớn.
Công thức tính chỉ số P/B:
P/B = Giá thị trường cổ phiếu / (Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – Nợ)
Chỉ số ROE & ROA - Tỷ số lợi nhuận ròng
Minh hoạ ROE trong 9T/2021 của top 6 công ty chứng khoán
Đầu tiên là ROE (Return on Common Equity): Đây là tỷ số lợi nhuận ròng dựa trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số này thể hiện mức độ sinh lời trên mỗi một đồng vốn của cổ đông thường. Nhà đầu tư hay dùng đến chỉ số này để so sánh giữa những cổ phiếu trong cùng một ngành và đưa ra quyết định nên mua của công ty nào.
Công thức tính chỉ số ROE:
ROE = Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông thường / Vốn cổ phiếu phổ thông
ROA (Return on Total Assets): Đây là tỷ số lợi nhuận ròng dựa trên tổng tài sản. Chỉ số cho thấy khả năng sinh lời dựa trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp đó. Tài sản của doanh nghiệp được hình thành dựa trên 2 yếu tố chủ yếu là vốn chủ sở hữu và phần vốn vay. Nếu chỉ số ROA cao thì đồng nghĩa là công ty đang có mức lợi nhuận cao với khối lượng đầu tư ít.
Công thức tính chỉ số ROA:
ROA = Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông thường / Tổng tài sản
Tham khảo Top các chỉ số cơ bản trong chứng khoán
Chỉ số P/E – Hệ số giá trên thu nhập của mỗi cổ phiếu
Chỉ số PE (Price to Earning ratio) được sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa thị giá cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường (Price) so với lợi nhuận thu được trên mỗi một cổ phiếu (EPS). Cụ thể, chỉ số này chỉ ra, để có thể kiếm được một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu thì bạn cần phải bỏ ra số tiền vốn là bao nhiêu. Do đó, nếu chỉ số P/E thấp thì có nghĩa là giá cổ phiếu này đang rẻ và ngược lại.
Công thức tính chỉ số PE:
P/E = Thị giá cổ phiếu (Price)/ Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)
Chỉ số P/E rất giúp cho nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc định giá cổ phiếu. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng không nên quyết định lựa chọn cổ phiếu mà chỉ dựa vào chỉ số P/E,vì đây là chỉ số mang tính chất tham khảo nhiều hơn. Trên thực tế sẽ có khá nhiều thời kỳ công ty có những thu nhập đột ngột, có thể không lặp lại trong tương lai cũng tác động cho chỉ số P/E thấp tại một số thời điểm nhất định, có thể kể đến như: bán hoặc thanh lý tài sản công ty, hay các cổ đông bán cổ phiếu để chốt lời,…
Chỉ số Beta hay (hệ số Beta)
Hệ số Beta được dùng để đo lường mức biến động giá và rủi ro của chứng khoán hoặc một danh mục đầu tư với thị trường. Cụ thể, thị trường sẽ có hệ số cố định là Beta = 1, nếu cổ phiếu có Beta lớn hơn 1 thì sẽ rủi ro cao hơn và ngược lại. Tức là nếu toàn thị trường giảm, cổ phiếu sẽ bị mất giá nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu thị trường tăng đều thì cổ phiếu sẽ tăng nhanh hơn, do đó nhiều nhà đầu tư đã chấp nhận mua những cổ phiếu có Beta cao để có lợi nhuận tốt hơn trong tương lai.
Một số chỉ số chứng khoán quan trọng khác
Khi đánh giá một cổ phiếu nào đó, nhà đầu tư sẽ không nên phụ thuộc vào 5 chỉ số trên mà nên xem xét đến một số các chỉ số chứng khoán quan trọng khác như:
- Hệ số thanh khoản: Dùng để đo lường khả năng chi trả những khoản nợ ngắn hạn của công ty.
- Hay chỉ số nợ D/E: Giúp nhận biết tài sản hiện tại của công ty hình thành trên nợ hay vốn chủ sở hữu.
- Căn cứ vào cổ tức: Dựa vào một phần lợi nhuận ròng mà doanh nghiệp chi trả cho các cổ đông, được chi trả bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.
- Đáy cổ phiếu: Xác định được những cổ phiếu có mức giảm nhiều nhất (hoặc tăng cùng thị trường) trong những thời điểm nhất định.
Hiểu rõ hơn về phương pháp đầu tư theo chỉ số
Phương pháp đầu tư theo chỉ số là một trong những chiến lược đầu tư hiệu quả có thể kiểm soát được rủi ro và có khả năng đạt được những khoản lợi nhuận bền vững.
Những nhà đầu tư lựa chọn chiến lược này đa phần sẽ không đề cao phương pháp đầu tư chủ động vì trên cơ sở lý thuyết tài chính hiện đại, việc chiến thắng thị trường là bất khả thi khi tính đến cả phí giao dịch và thuế. Bởi đầu tư chứng khoán theo chỉ số là một chiến lược thụ động nên những quỹ chỉ số thường sẽ có mức phí quản lý và hệ số chi phí khá thấp sp với những quỹ đầu tư chủ động.
Phương pháp đầu tư này chỉ đơn giản là việc mô phỏng theo xu hướng thị trường chung không nhất thiết cần có người quản lý danh mục nên bên phát hành vẫn có thể duy trì được mức phí vừa phải. Bên cạnh đó, các quỹ chỉ số cũng thường có lợi thế về thuế hơn so với những quỹ đầu tư chủ động do tần suất giao dịch thấp.
Quan trọng hơn là đầu tư chứng khoán theo chỉ số là một phương pháp tương đối hiệu quả giúp đa dạng hóa và phòng tránh rủi ro. Hay nói cách khác, những quỹ chỉ số sẽ bao gồm một rổ lớn những tài sản chứ không tập trung vào một số ít các khoản đầu tư. Điều này giúp nhà đầu tư hạn chế được rủi ro phi hệ thống đến từ một công ty hay những ngành nhất định mà không cần phải giảm mức lợi nhuận kỳ vọng.
Tóm lại, trước khi lựa chọn bất kỳ một cổ phiếu nào đó, nhà đầu tư đều phải đánh giá một cách kỹ lưỡng dựa trên các chỉ số chứng khoán để có thể giảm thiểu rủi ro và tối đa lợi nhuận. Tuy nhiên đối với một số nhà đầu tư mới, chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc phân tích đánh giá thì hoàn hoàn có thể lựa chọn phương pháp đầu tư chứng khoán theo chỉ số. Chúc các bạn thành công!
Powered by Froala Editor