Q & A

Hướng dẫn thay đổi thông tin tài khoản

Khi muốn thay đổi thông tin cá nhân (CMND, số điện thoại, email, địa chỉ, ….), Quý Nhà đầu tư cần điền đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin cũ và mới vào Giấy đề nghị thay đổi thông tin (tải mẫu đơn: DCTT CN.pdf 

Quý Nhà đầu tư vui lòng liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng để được hỗ trợ thêm.

TP. Hồ Chí Minh (HCM): (028) 8882 6868

Hà Nội (HN): (84 4) 62626999

Powered by Froala Editor

Nhà đầu tư có thể thực hiện nộp tiền vào tài khoản giao dịch chứng khoán của mình tại Vietcap bằng các cách sau:

1- Nộp tiền định danh: 

Nhanh chóng tức thời và dễ thao tác: Xem danh sách ngân hàng được định danh và hướng dẫn thao tác tại đây

2- Nộp tiền theo cách truyền thông thông thường:

Xem danh sách ngân hàng Chi nhánh khu vực Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội và hướng dẫn thao tác tại đây

Powered by Froala Editor

Khi muốn thực hiện ủy quyền giao dịch chứng khoán, Quý Nhà đầu tư cần cung cấp các chứng từ sau:

1- Cá nhân:

Ủy quyền (UQ) cá nhân cho cá nhân (tải mẫu đơn: uy_quyen_ca_nhan_cho_cn.pdf)

  • 01 Bản sao CMND của người được UQ
  • 01 Giấy UQ cá nhân cho cá nhân (có công chứng)

2- Tổ chức:

Ủy quyền tổ chức cho nhân viên (tải mẫu đơn:uy_quyen_to_chuc_cho_nv.pdf)

  • 01 Bản sao CMND của người được UQ
  • 01 Giấy UQ tổ chức cho nhân viên

Powered by Froala Editor

Hướng dẫn thủ tục chuyển quyền sở hữu do thừa kế chứng khoán và Hướng dẫn thủ tục khai và nộp thuế đối với Nhà đầu tư cá nhân

I. Hướng dẫn thủ tục chuyển quyền sở hữu do thừa kế chứng khoán

Hướng dẫn thủ tục thực hiện chuyển quyền sở hữu chứng khoán theo quy chế hoạt động đăng ký chứng khoán ban hành hành kèm theo QĐ số 36/QĐ-VSD ngày 25/04/2012 của TGĐ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt nam (VSD).

+ Đối với NHÀ ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC

1. Trường hợp thừa kế theo di chúc

 Hồ sơ gồm :

  • Bản sao y công chứng di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật
  • Nếu trong di chúc không ghi rõ số lượng chứng khoán được nhận thừa kế thì người nhận thừa kế phải có văn bản phân chia tài sản thừa kế;
  • Văn bản đề nghị chuyển quyền sở hữu chứng khoán của người nhận thừa kế hoặc đại diện những người nhận thừa kế (Mau_16B_ĐKCK.pdf) kèm theo bản sao y công chứng giấy tờ của bên nhận thừa kế và Giấy chứng tử của bên để lại tài sản thừa kế;
  • Tài liệu chứng minh đã nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính (Tờ khai/Thông báo nộp thuế thu nhập cá nhân có xác nhận của cơ quan thuế và văn bản xác nhận đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước) (trường hợp bên nhận thừa kế là cá nhân).
  • Các tài liệu liên quan khác (Nếu có)

2. Trường hợp thừa kế theo Pháp luật

Hồ sơ gồm:

  • Bản tường trình của người nhận thừa kế về các mối quan hệ nhân thân của người để lại thừa kế, trong đó liệt kê đầy đủ thông tin về hàng thừa kế của người để lại thừa kế (vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi…) và cam kết về tính chính xác của các thông tin kê khai trong bản tường trình, đồng thời chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu có phát sinh tranh chấp;
  • Bản sao y công chứng các tài liệu chứng minh mối quan hệ nhân thân nêu tại bản tường trình nêu trên (giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy chứng tử...);
  • Bản sao y công chứng văn bản thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế (trường hợp có nhiều người trong diện được nhận thừa kế)/văn bản khai nhận di sản thừa kế (trường hợp chỉ có một người trong diện được nhận thừa kế) có xác nhận của cơ quan công chứng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Bản sao y công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (trường hợp người nằm trong diện thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế)/văn bản ủy quyền đứng tên sở hữu quản lý di sản thừa kế (trường hợp những người nằm trong diện thừa kế ủy quyền cho người khác) có xác nhận của cơ quan công chứng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Văn bản đề nghị chuyển quyền sở hữu chứng khoán của người nhận thừa kế hoặc đại diện những người nhận thừa kế (Mẫu 16B/ĐKCK) kèm theo bản sao y công chứng giấy tờ của bên nhận thừa kế và Giấy chứng tử của bên để lại tài sản thừa kế;
  • Tài liệu chứng minh đã nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính (Tờ khai/Thông báo nộp thuế thu nhập cá nhân có xác nhận của cơ quan thuế và văn bản xác nhận đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước) (trường hợp bên nhận thừa kế là cá nhân).
  • Các tài liệu liên quan khác (Nếu có)
  • Trường hợp người nhận thừa kế là người chưa thành niên phải có văn bản xác nhận về người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật.

+ Đối với NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

  • Tìm hiểu pháp luật về thừa kế của quốc gia mà khách hàng có quốc tịch và để lại di chúc có hiệu lực tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật của quốc gia;
  • Tiến hành dịch công chứng di chúc sang tiếng Việt và Hợp pháp hóa lãnh sự bản dịch và bản gốc;
  • Yêu cầu người thân cung cấp bản sao công chứng có hợp pháp hóa lãnh sự (notarised & legalized copies) của bản gốc và bản dịch tiếng Việt của di chúc để VCSC tiến hành các thủ tục cần thiết sau này.
  • Yêu cầu người nhận thừa kế khi thực hiện các thủ tục đăng ký lại sở hữu đối với chứng khoán, phải cung cấp giấy tờ tùy thân: Passport còn hiệu lực, giấy tờ chứng minh quan hệ với người đã chết, gồm: Bản sao công chứng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (notarised copy) của Giấy chứng nhận Đăng ký kết hôn (Certificate of Marriage) hoặc giấy khai sinh (Certificate of Birth) và các giấy tờ cần thiết khác.
  • Nếu người nhận thừa kế chưa có mã số giao dịch chứng khoán thì phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp mã số giao dịch chứng khoán theo quy định của Quyết định 121/2008/QĐ-BTC.

 II.  Hướng dẫn thủ tục khai và nộp thuế đối với Nhà đầu tư cá nhân

 Trường hợp người nhận thừa kế là cá nhân, Quý Nhà đầu tư làm thủ tục khai và nộp thuế với cơ quan thuế trước khi nhận hồ sơ:

  • Thời điểm xác địnhthu nhập tính thuế là thời điểm đối tượng nộp thuế nhận thừa kế làm thủ tục chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
  • Cách xác định số thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán: 

 

Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%. 

 

Trong đó Thu nhập tính thuế từ thừa kế là phần giá trị tài sản nhận thừa kế vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận.

Hồ sơ khai thuế gồm:

  • Tờ khai thuế TNCN đối với thu nhập từ thừa kế theo mẫu số 14/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 84/2008/TT-BTC.
  •  Bản sao giấy tờ pháp lý chứng minh quyền được nhận thừa kế.  

Nơi nộp hồ sơ khai thuế là chi cục thuế nơi cá nhân nhận thừa kế cư trú. Căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế kiểm tra, tính thuế để người nhận thừa kế nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Trường hợp thu nhập từ thừa kế dưới 10 triệu đồng hoặc được miễn thuế thì cơ quan thuế sẽ xác nhận vào tờ khai. Vietcap chỉ thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu chứng khoán cho người nhận thừa kế khi đã có chứng từ nộp thuế trong trường hợp phải nộp thuế.

Thời hạn nộp thuế là ngày ghi trên thông báo nộp thuế của cơ quan thuế nhưng chậm nhất không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thuế.

 

Powered by Froala Editor

I. Thủ tục gửi lưu ký chứng khoán:

1. Hồ sơ lưu ký chứng khoán

 Để lưu ký chứng khoán, khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết sau:
 
Đối với khách hàng cá nhân

  • Sổ/Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần (bản gốc);
  • CMND, CCCD còn hiệu lực (01 bản photo và bản gốc để đối chiếu);
  • Phiếu gửi chứng khoán (mẫu 06A/LK đính kèm): 03 bản gốc.


 Đối với khách hàng tổ chức

  • Sổ/Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần (bản gốc);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (01 bản sao công chứng);
  • Giấy giới thiệu người được ủy quyền đến làm thủ tục lưu ký;
  • CMND, CCCD của người được ủy quyền đến làm thủ tục lưu ký (01 bản photo);
  • Phiếu gửi chứng khoán (mẫu 06A/LK đính kèm): 03 bản gốc

Lưu ý: Trường hợp có sự sai lệch thông tin về ngày cấp CMND, CCCD/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh giữa thông tin nhận diện của nhà đầu tư do tổ chức phát hành đăng ký tại VSD với thông tin nhận diện của nhà đầu tư do thành viên lưu ký cập nhật vào hệ thống của VSD thì Quý khách hàng sử dụng phiếu gửi chứng khoán mẫu 06B/LK. 

2. Thực hiện lưu ký chứng khoán

Khách hàng mang bộ hồ sơ lưu ký chứng khoán đến Chi nhánh/Phòng giao dịch của Vietcap để thực hiện thủ tục lưu ký.
 
Dowload mẫu 06A - LK.doc 

Dowload mẫu 06B - LK.doc
  

II. Thủ tục rút chứng khoán lưu ký

Khách hàng có chứng khoán lưu ký tại Vietcap  có nhu cầu rút chứng khoán có thể thực hiện rút tại Vietcap  với điều kiện sau:

  • Chỉ thực hiện rút chứng khoán ở tài khoản giao dịch chứng khoán thường hoặc đã tất toán các khoản vay ký quỹ (nếu có);
  • Khách hàng có thể rút một phần hoặc toàn bộ số lượng chứng khoán đang sở hữu.

1. Hồ sơ rút chứng khoán bao gồm:

  • Đề nghị rút chứng khoán của khách hàng (Vietcap  cung cấp)
  • Các chứng từ khác (nếu có)
  • Bản gốc CMND, CCCD (Cá nhân trong nước)/Hộ chiếu (Cá nhân nước ngoài)
  • Giấy ủy quyền cho người đi làm thủ tục rút chứng khoán và CMND, CCCD/ hộ chiếu của người được ủy quyền (KH tổ chức)

2. Các bước thực hiện:

  • Khách hàng đến trực tiếp các Chi nhánh/Phòng giao dịch của Vietcap  để làm thủ tục;
  • Khi VSD chấp thuận hồ sơ rút chứng khoán, Vietcap  thông báo với khách hàng trong việc nhận lại Sổ/Giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán do tổ chức phát hành cấp.

 

Powered by Froala Editor

Trước làn sóng nhà đầu tư mới gia tăng mạnh mẽ, rất nhiều câu hỏi được đặt ra:

  1. Tôi bắt đầu đầu tư chứng khoán với bao nhiêu tiền?
  2. Tôi cần gặp ai để được tư vấn tốt nhất & tìm đọc tài liệu gì trước khi tham gia đầu tư chứng khoán?
  3. Làm sao để tôi có thể kiếm lời trong đầu tư chứng khoán?
  4. Tôi cần phải làm gì để quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán?
  5. Thị trường chứng khoán Việt Nam có những quy tắc giao dịch gì?

Thực tế thì các công ty chứng khoán không yêu cầu tối thiểu hay tối đa số vốn mà nhà đầu tư cần phải bỏ vào là bao nhiêu. Vì vậy nhà đầu tư mới có thể bắt đầu đầu tư chứng khoán với số tiền hợp lý theo khả năng của mình. Theo lời khuyên của Nhà đầu tư huyền thoại William O’neil, số tiền bắt đầu đầu tư chứng khoán không nên quá ít thì bạn sẽ không chịu áp lực tâm lý trong giao dịch, điều này không tốt, cũng không nên quá nhiều vì đối với người mới vẫn cần thận trọng từng bước, con số khoảng 1,000 USD được ông đề nghị cho người mới bắt đầu. Vietcap cũng đồng thuận với ý kiến của ông, áp dụng ở thị trường VN, chúng ta có thể bắt đầu với số vốn riêng tùy theo năng lực tài chính của mỗi cá nhân, miễn là đáp ứng được tiêu chí, không quá ít & cũng không quá nhiều.

Ví dụ: Với nhà đầu tư trẻ tuổi, tổng tài sản chỉ có 10tr VNĐ thì việc bỏ ra 2tr VNĐ để tìm hiểu đầu tư chứng khoán là một con số nên suy nghĩ. Với số tiền ấy, nhà đầu tư trẻ tuổi vẫn đủ cơ hội để trải nghiệm trên thị trường chứng khoán.

Nhưng với những nhà đầu tư có tài sản hàng tỷ đồng, thì khi bắt đầu với số tiền quá bé thì sẽ làm cho họ lơ đãng không chú tâm vào hoạt động đầu tư. Nên chúng tôi khuyên số tiền đầu tư chứng khoán nên theo năng lực tài chính của mỗi cá nhân.

Tuy số tiền bắt đầu đầu tư không quá lớn nhưng bạn cần nghiêm túc với tài sản của mình, chỉ có như vậy, bạn mới có thể đi tiếp những bước xa hơn trong sự nghiệp đầu tư trọn đời của bạn. Ngoài ra, Nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán là cần trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm, tìm ra các phương pháp giao dịch phù hợp với mình thì từ một số vốn nhỏ cũng có thể biến nó thành một tài sản có giá trị.

Powered by Froala Editor

Quyền mua cổ phiếu là gì?

Quyền mua cổ phiếu phát hành thêm là quyền mua cổ phiếu với mức giá ưu đãi cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ nhất định và trong khoảng thời gian do Tổ chức phát hành (Doanh nghiệp) quy định.

Các quy định, đặc điểm của Quyền mua cổ phiếu

  • Giá phát hành quyền mua thường thấp hơn giá cổ phiếu phổ thông của Tổ chức phát hành (Doanh nghiệp) đang giao dịch trên sàn Chứng khoán

  • Quyền mua được thực hiện trong thời gian quy định của Tổ chức phát hành (Doanh nghiệp) thường là 30- 45 ngày.

  • Quyền mua đa số được phép chuyển nhượng: Bạn hoàn toàn có thể chuyển nhượng hay bán quyền mua cổ phiếu cho người khác trong thời gian quy định của bên Tổ chức phát hành (Doanh nghiệp) và thủ tục chuyển nhượng cũng đơn giản, thực hiện nhanh tại các công ty chứng khoán nơi mình mở tài khoản mua cổ phiếu.

Lưu ý: Một số trường hợp đặc biệt không cho chuyển nhượng do điều lệ của Tổ chức phát hành (Doanh nghiệp) quy định.

  • Quyền mua là không bắt buộc, mọi người có thể từ chối không mua quyền

  • Cổ phiếu phát hành thêm sẽ về tài khoản của nhà đầu tư trong thời gian từ một đến vài tháng (tùy thuộc vào hồ sơ Tổ chức phát hành (Doanh nghiệp) xin chấp thuận niêm yết bổ sung tại Ủy Ban Chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung Tâm Lưu Ký Chứng Khoán Việt Nam. Sau đó nhà đầu tư mới có thể giao dịch bán cổ phiếu trên thị trường.

Tại sao doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu

  • Việc phát hành thêm cổ phiếu giúp số lượng cổ phiếu của doanh nghiệp tăng lên. Dẫn đến thanh khoản cổ phiếu gia tăng. Số lượng tăng, giá trị cổ phiếu lại giảm, điều này sẽ thu hút thêm nguồn vốn từ nhà đầu tư hơn.

  • Nhà đầu tư có cơ hội mua cổ phiếu mới giá hấp dẫn hơn.

Cách tính giá cổ phiếu sau khi thực hiện quyền

Ta có công thức tính giá cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền sau khi phát hành thêm:

P'= [P + (Pa x a) - C] / (1+a+B)

Trong đó:

P’: giá cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền

P: giá cổ phiếu trước ngày giao dịch không hưởng quyền

Pa: Giá cổ phiếu phát hành thêm

a: Tỷ lệ phát hành thêm cổ phiếu

C: Cổ tức bằng tiền mặt

B: Tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu

Ví dụ:

Tên Tổ chức phát hành phát hành: Ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện Liên Việt (LPB)

  • Mã chứng khoán: LPB

  • Sàn giao dịch: HOSE

  • Loại Chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông

  • Ngày đăng ký cuối cùng: 06/04/2022

  • Mệnh giá: 10.000đ

  • Lý do: Thực hiện quyền mua cổ phiếu

  • Số lượng dự kiến phát hành thêm: 265.000.000 cổ phiếu

  • Giá phát hành: 10.000 đồng/cổ phiếu

  • Tỷ lệ thực hiện: 100:21,395 (01 cổ phiếu được hưởng tương ứng 01 quyền, 100.000 quyền được mua 21.395 cổ phiếu mới )

  • Nguyên tắc làm tròn: Số cổ phiếu mỗi cổ đông được quyền mua sẽ được làm tròn xuống đến hàng đơn vị. Số lượng CP được quyền mua nhỏ hơn 01 đơn vị sẽ không được thực hiện. Tổng số CP lẻ phát sinh sẽ được gộp sổ và sẽ do hội đồng quản trị lựa chọn, quyết định phân phối cho các nhà đầu tư khác.

  • Ta có:

Ngày đăng ký cuối là 06/04/2022 vậy ngày giao dịch không hưởng quyền là 05/04/2022.

  • Giá đóng cửa của LPB ngày 04/04/2022 là 19.800 đồng

  • LPB không chia cổ tức bằng Tiền mặt. C = 0

  • LPB không chia cổ tức bằng Cổ phiếu. B = 0

  • LPB phát hành quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi 10.000 đồng /cp với tỷ lệ 100:21,395. Pa = 10.000; a = 21,395%

Áp dụng số liệu vào công thức, ta có:

[19.800 + (10.000 x 21,395%) + 0] / (1+21,395%)=18.072

Như vậy, 1 cổ phiếu LPB trong ngày giao dịch không hưởng quyền có mệnh giá 18.100 đồng.

Powered by Froala Editor