Xin chào mọi người mình ngoài là một môi giới của công ty chứng khoán Vietcap thì cũng là một nhà đầu tư như bao người. Ở Việt Nam có 2 trường phái phân tích đầu tư chính là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.

Trường phái thứ nhất và được đa số mọi người sử dụng là theo Phân Tích Cơ Bản thì sẽ liên quan tới các tin tức về công ty, đọc báo cáo tài chính và các chỉ số quan trọng như P/E, ROA, ROE…

Trường phái thứ 2 cũng là chủ đề chính mình muốn đề cập tới ngày hôm nay đó liên quan đến phân tích kỹ thuật dựa vào những chỉ báo kỹ thuật như: đường trung bình động (MA), chỉ số sức mạnh tương đối RSI, mây ichimoku, dải băng Bollinger Bands... Trong khuôn khổ bài viết này, mình chỉ chia sẻ về “Đường trung bình động động” trong phân tích kỹ thuật.

Đường trung bình động (MA) là gì?

+ MA là viết tắt của Moving Average. Nó cũng là một dạng đồ thị đường bằng cách làm mượt giá để mọi người dễ quan sát và sử dụng như là một công cụ dự báo, xác định hỗ trợ, kháng cự.

+ MA càng nhỏ thì càng bám sát đồ thị nến. MA10 thì sẽ sát hơn MA20, MA20 thì sát hơn MA30…

+ MA càng nhỏ thì khả năng bị nhiễu càng cao và dễ bị tác động hơn đường MA lớn. MA10 dễ bị nhiễu hơn MA20, MA20 bị nhiễu hơn MA50…

+ Có một số loại đường trung bình động như đường trung bình động đơn giản (SMA) hay đường trung bình động hàm số mũ (EMA).

- Cách tính đường trung bình động SMA

+ SMA được tính bằng cách lấy trung bình giá đóng cửa của N cây nến trong 1 khung thời gian nhất định.

Hình 1: Tính giá trị của SMA10 tại ngày 11/8

Giá cổ phiếu HPG từ ngày 29/07/2022 đến ngày 11/08/2022

+ SMA 10 = (tổng của giá đóng của của 10 phiên trước đó)/10= (21.5+22.8+22.9+23.75+23.65+23.3+23.6+24.1+23.8+23.4)/10=23.28

 

- Đường trung bình MA sử dụng như thế nào?

+ MA là công cụ thể hiện xu hướng của thị trường

Hình 2: Xu hướng tăng

a

b

* Ở biểu đồ ‘’a’’ đường MA10 hướng lên cho thấy xu hướng VNINDEX đang hướng lên
* Ở biểu đồ ‘’b’’ có sự khác biệt là sự xuất hiện của MA20 cũng hướng lên và đặt biệt MA10 cắt MA20 hướng lên thể hiện xu hướng tăng mạnh mẽ hơn việc chỉ có MA10 ở biểu đồ a. Lúc này cân nhắc mua vào.

Hình 3: Xu hướng giảm

a

b

* Tương tự ở xu hướng tăng thì ở biểu đồ ‘’a” khi MA10 hướng xuống thì là xu hướng giảm
* Ở biểu đồ ‘’b’’ MA10 cắt MA20 hướng xuống khẳng định xu hướng giảm mạnh mẽ hơn. Và những lúc như vậy cân nhắc bán ra.

Hình 4: Xu hướng sideway

* Các đường trung bình MA đi ngang và cắt lên xuống liên tục không rõ xu hướng. Giai đoạn này tốt nhất hạn chế mua bán đợi tới khi xu hướng rõ ràng.

+ MA là công cụ xác định vùng kháng cự-hỗ trợ của xu hướng

Hình 5: Hỗ trợ


* Trong xu hướng tăng sau khi giá giảm chạm vào các đường trung bình MA10 MA20 MA50… thì sẽ có xu hướng bật lên tăng trở lại thì gọi là vùng ‘’Hỗ Trợ’’.


Hình 6: Kháng cự

* Trong xu hướng giảm sau khi giá tăng chạm vào các đường trung bình MA10 MA20 MA50… thì sẽ có xu hướng giảm xuống tiếp trở lại thì gọi là vùng ‘’Kháng cự’’.

Lưu ý:

* Khi đường giá cắt qua các hỗ trợ hay kháng cự tạo bởi các đường MA, nó cũng là chỉ báo khả năng thay đổi xu hướng tăng hay giảm hiện tại.

* Tùy theo quan điểm đầu tư và mức độ chịu rủi ro của mỗi người sẽ chọn sử dụng các đường MA khác nhau. Nếu đánh lướt sóng sử dụng MA5-MA10-MA20, đánh trung hạn thì MA20-MA50-MA100, dài hạn hơn thì MA100-MA150-MA200…

* Mặc dù đường trung bình MA là chỉ báo quan trọng và thông dụng của phân tích kỹ thuật nhưng để đạt được sự thành công trong đầu tư thì chúng ta nên kêts hợp với những chỉ báo khác cũng như yếu tố như tình hình vĩ mô nền kinh tế, quản trị vốn & tâm lý…

Sau khi đọc tới đây mình tin rằng mọi người đã có thể trả lời được câu hỏi ở đầu bài. Hy vọng bài viết này sẽ đóng góp được phần nào cho mọi người và đặc biệt là nhà đầu tư mới có góc nhìn rõ hơn về đường trung bình động. Xin chân thành cảm ơn!

MG Vietcap

Powered by Froala Editor