Chứng Khoán Nợ Là Gì? Phân Biệt Chứng Khoán Nợ Vs Chứng Khoán Vốn - Ưu Nhược Điểm Khi Đầu Tư 

Trong thế giới tài chính đa dạng và không ngừng biến động, chứng khoán nợ ngày càng trở thành lựa chọn đầu tư hấp dẫn cho những ai tìm kiếm sự ổn định và lợi suất định kỳ. Không ồn ào như cổ phiếu, cũng không quá rủi ro như các kênh đầu cơ, chứng khoán nợ đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng danh mục đầu tư và bảo toàn vốn. 

Nhưng chứng khoán nợ là gì? Nó khác gì so với chứng khoán vốn? Và liệu đây có phải là “kho báu” tiềm ẩn mà nhà đầu tư đang bỏ lỡ? Hãy cùng Vietcap khám phá trong bài viết dưới đây


Chứng khoán nợ là gìChứng khoán nợ là gì? 

 

Chứng khoán nợ là gì?

Chứng khoán nợ là loại chứng khoán xác nhận mối quan hệ chủ nợ của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp phát hành chứng khoán. Sở hữu chứng khoán nợ đồng nghĩa rằng bạn đang cho đơn vị phát hành vay tiền. Đây là một trong những phương thức huy động vốn thường được sử dụng của doanh nghiệp. Hình thức phổ biến nhất của chứng khoán nợ là trái phiếu. Nó được chia thành hai loại chính là trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương.

Những thông tin cơ bản của một chứng khoán nợ

  • Chủ thể phát hành: Chính là bên đi vay, chủ thể phát hành chứng khoán nợ có thể là doanh nghiệp, chính phủ, địa phương, cơ quan nhà nước và một số tổ chức khác

  • Thời điểm đáo hạn: là mốc thời gian mà tại đó , người phát hành chứng khoán phải hoàn trả số tiền gốc đã vay

  • Mệnh giá: là giá trị ghi trên chứng khoán, đây chính là số tiền gốc mà người phát hành cam kết sẽ hoàn trả người cho vay tại thời điểm đáo hạn. Mệnh giá cũng chính là căn cứ để xác định tiền lãi và người đi vay phải trả

  • Lãi suất: là tỷ lệ tiền lãi trên mệnh giá mà người đi vay sẽ phải trả định kỳ cho người sở hữu chứng khoán nợ. Lãi suất của chứng khoán nợ có thể là lãi suất cố định hoặc được thả nổi và thay đổi theo điều kiện thị trường

  • Các quyền khác đi kèm chứng khoán: một số loại chứng khoán nợ có thể được đi kèm một số quyền lợi khác như : quyền chuyển đổi chứng khoán nợ thành cổ phiếu của doanh nghiệp phát hành, quyền được yêu cầu người phát hành mua lại chứng khoán trước hạn,v.v. 

Đặc điểm của chứng khoán nợ

Những đặc trưng cơ bản của chứng khoán nợ so với các loại chứng khoán khác chính là

  • Lãi suất đối với chứng khoán nợ thường được xác định bởi khả năng trả nợ của người đi vay. Rủi ro khi không có khả năng thanh toán có thể dẫn đến lãi suất vay vốn cao hơn

  • Chứng khoán nợ hay còn được gọi là chứng khoán thu nhập cố định và hầu hết các chứng khoán nợ đều được giao dịch qua quầy

  • Tổng các giá trị giao dịch mua bán chứng khoán nợ hàng ngày lớn hơn rất nhiều so với tổng giao dịch cổ phiếu. Nguyên nhân là bởi chứng khoán nợ được nhiều nhà đầu tư tổ chức lớn, các tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ nắm giữ.

Phân biệt chứng khoán nợ và chứng khoán vốn

Nhắc đến chứng khoán nợ thì không thể không nhắc đến một khái niệm chính là chứng khoán vốn.

Chứng khoán vốn chứng nhận sự sở hữu của nhà đầu tư với một phần thu nhập và tài sản của doanh nghiệp. Nắm giữ chứng khoán vốn có nghĩa rằng bạn đang góp vốn vào công ty. Bạn có thể nhận lại lợi nhuận tương ứng với số vốn đã góp. Đồng thời, bạn cũng có quyền tham gia vào các quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Hình thức thường thấy nhất hiện nay của chứng khoán vốn là cổ phiếu. 

Có 2 loại cổ phiếu phổ biến hiện nay là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.

=>> Xem thêm: Các thuật ngữ chứng khoán mà nhà đầu tư nên biết

Vậy làm cách nào để phân biệt giữa chứng khoán nợ và chứng khoán vốn? Hãy theo dõi bảng liệt kê chi tiết đặc điểm sau để có thể dễ dàng phân biệt điểm khác nhau giữa hai loại

Phân biệt chứng khoán nợ và chứng khoán vốn

Tiêu chí

Chứng khoán vốn

(cổ phiếu)

Chứng khoán nợ

(trái phiếu)

Tính chất

Xác nhận vốn góp của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp hoặc quỹ đầu tư

Chứng nhận nợ của bên phát hành (doanh nghiệp) đối với người mua trái phiếu (nhà đầu tư)

Tư cách nhà đầu tư

Là cổ đông của công ty

Là chủ nợ của doanh nghiệp

Về mặt pháp lý

Làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và gây ảnh hưởng tới quyền quản trị của Hội đồng quản trị hiện tại.

Làm tăng vốn vay nhưng không gây ảnh hưởng tới quyền quản trị của Hội đồng.

Quyền lợi của nhà đầu tư

Được quyền tham gia quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Được nhận lợi nhuận tương ứng với số vốn đã góp và tình hình kinh doanh của công ty

Được quyền tham gia Đại hội cổ đông và ứng cử vào Hội đồng quản trị

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp phá sản, nhà đầu tư sẽ không được ưu tiên trả tiền.

Nhận tiền lãi cố định không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Được hoàn trả lại tiền gốc ban đầu và nhận lãi định kỳ

Được ưu tiên trả tiền trong trường hợp công ty phá sản

Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ không có quyền can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khả năng tiếp cận nguồn vốn

Giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tiếp cận vốn. Tuy nhiên, đây thường là nguồn vốn dài hạn.

Có thể tiếp cận vốn trong ngắn hạn.

Thời gian đáo hạn

Không có thời gian đáo hạn cụ thể. Bạn cũng có thể tiến hành giao dịch cổ phiếu bất kỳ khi nào.

Có quy định ngày đáo hạn cụ thể. Đây là thời điểm doanh nghiệp phải hoàn trả lại cho nhà đầu tư số tiền ban đầu.

Tính thanh khoản

Tính thanh khoản cao do có thị trường giao dịch và khối lượng giao dịch lớn.

Chưa có thị trường trung gian nên thanh khoản thấp.

Các điểm khác nhau giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp

Các dạng chứng khoán nợ thường gặp

Trên thị trường tài chính, chứng khoán nợ được phân thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại mang đặc điểm và mục đích sử dụng riêng. Dưới đây là những dạng phổ biến nhất mà nhà đầu tư cần nắm rõ.

  1. Trái phiếu 

Trái phiếu có thể được phát hành bởi chính phủ, công ty hay một thể chế tài chính khác. Sản phẩm là một loại chứng khoán xác nhận quyền lợi của chủ sở hữu với phần vốn nợ của công ty phát hành trái phiếu. Đầu tư trái phiếu được đánh giá là hình thức đầu tư an toàn. 

Đến kỳ đáo hạn, người mua sẽ được nhận cả gốc và lợi tức, bằng đúng số tiền ghi trên cuống phiếu. Phần lãi của trái phiếu sẽ không phục thuộc vào kết quả kinh doanh. Lãi này được trả định kỳ hoặc tùy thuộc vào đơn vị phát hành.

Các điểm khác nhau giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp

Các điểm khác nhau giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp

Phân loại trái phiếu theo đơn vị phát hành thành 3 loại:

  • Trái phiếu chính phủ (công khố phiếu, công trái): do nhà nước phát hành, là loại trái phiếu an toàn nhất hiện nay. Lãi suất của trái phiếu chính phủ cố định theo kỳ hạn.

  • Trái phiếu doanh nghiệp: được phát hành do các doanh nghiệp, nhằm mục đích huy động vốn để mở rộng kinh doanh hoặc đổi mới công nghệ.

  • Trái phiếu địa phương: do địa phương phát hành

Ngoài ra, trái phiếu còn được phân loại theo hình thức:

  • Trái phiếu vô danh: Hình thức trái phiếu không có tên người mua và cũng không có tên người doanh nghiệp phát hành.

  • Trái phiếu ghi danh: Hình thức trái phiếu có tên người mua và đơn vị phát hành.

Phân loại trái phiếu theo lợi tức:

  • Trái phiếu lãi suất cố định: Lãi suất được xác định theo phần trăm của nhà phát hành.

  • Trái phiếu có lãi suất biến đổi hay lãi suất thả nổi: Lãi suất được tính theo số tham chiếu khác và tổng lợi tức cuối kỳ thanh toán sẽ khác nhau ở mỗi kỳ.

  • Trái phiếu có lãi suất bằng 0: Người mua sẽ không được trả bằng lợi tức cuối kỳ nhưng có quyền mua trái phiếu thấp hơn với mệnh giá nhưng cuối kỳ vẫn được hoàn tiền bằng mệnh giá phát hành.

  1. Chứng khoán dạng nợ

Chứng khoán dạng nợ là một dạng của chứng khoán nợ, được phát hành nhằm huy động vốn cho nhà nước hoặc công ty lớn. Đặc điểm chứng khoán dạng nợ và trái phiếu tương tự nhau, nhưng khác ở điều kiện đảm bảo và các vấn đề liên quan.

  1. Công cụ thị trường tiền

Công cụ thị trường tiền là giấy xác nhận được hưởng vô điều kiện khoản thu nhập hàng tháng cố định bằng tiền, trong khoảng thời gian cố định. Hình thức chứng khoán nợ được áp dụng phổ biến hiện nay.

  1. Công cụ tài chính phái sinh

Công cụ tài chính phái sinh được hình thành dựa trên các công cụ có sẵn, với mục đích bảo vệ và tạo ra lợi nhuận hay phân tán rủi ro. Về cơ bản, công cụ tài chính phái sinh là hoán đổi và quyền chọn.

Ưu điểm và rủi ro khi đầu tư chứng khoán nợ

Trước khi quyết định rót vốn vào chứng khoán nợ, nhà đầu tư cần hiểu rõ những lợi ích cũng như rủi ro tiềm ẩn. Dưới đây là các ưu điểm và nhược điểm quan trọng cần cân nhắc


Ưu điểm và rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán nợƯu điểm và rủi ro khi đầu tư chứng khoán nợ 


Ưu điểm 

  1. Hoàn vốn 

Có rất nhiều lợi ích khi đầu tư vào chứng khoán nợ. Trước hết, nhà đầu tư mua chứng khoán nợ có khả năng thu hồi vốn. Chứng khoán nợ, ví dụ như trái phiếu đều có chu kỳ trả lãi và hoàn trả vốn khi đáo hạn. Đầu tư chứng khoán nợ mức lãi suất được trả ổn định và định kỳ. 

Lãi suất không phụ thuộc vào kết quả sử dụng vốn hay hoạt động kinh doanh của đơn vị phát hành. Hình thức đầu tư an toàn, lãi chậm và ổn định không có sự đột phá, do đã quy định về mức lãi suất trong hợp đồng mua trái phiếu.

  1. Quyền lợi được hưởng

Người mua chứng khoán nợ sẽ là chủ nợ của công ty, có quyền đòi khoản nợ, lãi suất nhưng không được tham gia quản lý, điều hành các chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi, người mua cổ phiếu là cổ đông và có quyền được hưởng cổ tức và tham gia điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Khi doanh nghiệp tăng vốn điều lệ, sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua chứng khoán nợ. Riêng với người mua cổ phiếu/ chứng khoán vốn, việc thay đổi vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến quyền quản trị của các cổ đông.

  1. Đa dạng được danh mục đầu tư

Tùy thuộc vào chiến lược của nhà đầu tư, chứng khoán nợ cũng có thể là một lựa chọn lý tưởng để đa dạng hóa danh mục. Với đặc điểm là sự an toàn, đây sẽ là một cách để giảm thiểu rủi ro đầu tư.

 Rủi ro khi đầu tư chứng khoán nợ

Rủi ro trong đầu tư chứng khoán nợ

Hình thức đầu tư chứng khoán nợ được đánh giá an toàn, ổn định hơn nhiều so với các loại hình chứng khoán hay kinh doanh khác. Mặc dù, chứng khoán nợ ít rủi ro, nhưng không phải là không có. 

Nhà đầu tư khi lựa chọn đầu tư chứng khoán nợ cần quan tâm lưu ý đến những rủi ro sau:

  1. Rủi ro lạm phát

Lạm phát là tình trạng khá phổ biến khi nền kinh tế tăng mức giá chung một cách liên tục. Hiện nay, tình hình tài chính và kinh tế có những dấu hiệu lạm phát, leo thang giá cả hàng hóa ở nhiều khu vực, tiền tệ bắt đầu mất đi giá trị mua sắm các mặt hàng trên 1 đơn vị. 

Tốc độ gia tăng lãi suất chậm, bị ảnh hưởng bởi tình hình lạm phát. Tình trạng lạm phát liên tục sẽ làm giảm sức mua trái phiếu và khiến lãi suất thu về là âm, dẫn đến đầu tư không hiệu quả, thua lỗ.

  1. Rủi ro khi tái đầu tư

Tình trạng chung ở nhiều doanh nghiệp, các trái chủ khi nhận được tiền nhưng không có cơ hội tái đầu tư lại với mức lãi suất tương đương. Nhà đầu tư cần cân nhắc để chọn loại hình trái phiếu không có đặc tính thu hồi để đầu tư an toàn, giảm rủi ro tái đầu tư và nhận được lãi suất hấp dẫn hơn.

  1. Rủi ro thanh khoản

Đặc điểm tính thanh khoản của trái phiếu thấp, do chưa có thị trường niêm yết và giao dịch. Nhiều nhà đầu tư muốn bán trái phiếu ra thị trường nhưng không có người mua. Mặt khác, thị trường trái phiếu quá nhỏ dẫn đến giá cả bị biến động và ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận của trái chủ.

  1. Rủi ro lãi suất

Giá trái phiếu và lãi suất thường có quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi nhu cầu mua tăng sẽ khiến giá trái phiếu tăng. Tuy nhiên, lãi suất giảm sẽ kéo theo các nhà đầu tư chọn cơ hội để nắm bắt lợi suất cao nhất có thể, bán ra để thu lợi suất cao. Trường hợp khác, nhà đầu tư bắt buộc bán trái phiếu có lãi suất cao ra nhiều, dẫn đến mức giá trái phiếu giảm. Đây là nguyên nhân khiến nhà đầu tư trái phiếu bị thua lỗ khi kinh doanh.

  1. Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng xuất hiện khi nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành. Trái phiếu sẽ có rủi ro cao hơn và doanh nghiệp phải trả lãi suất cao hơn cho các nhà đầu tư. Rủi ro từ quá trình hoạt động kinh doanh hoặc doanh nghiệp vỡ nợ. Do vậy, nhà đầu tư cần xem xét tính toán khả năng trả khoản vay của các đơn vị kinh doanh: Báo cáo tài chính, dòng tiền luân chuyển… để đánh giá. Riêng với hình thức trái phiếu chính chủ, mức độ rủi ro sẽ thấp hơn. Bởi, hoạt động phát hành tiền và thuế sẽ là nguồn thu để thanh toán tiền đáo hạn cho trái chủ.

  1. Rủi ro xếp hạng

Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu tại Mỹ sẽ được đánh giá về khả năng tín dụng và thanh toán các khoản nợ. Doanh nghiệp được xếp hạng tốt sẽ cho khoản đầu tư chất lượng hay xếp hạng kém là khoản đầu tư rủi ro. Mức xếp hạng thấp, doanh nghiệp sẽ bị ngân hàng đánh giá lãi suất cao hơn. Điều này tác động đến khả năng thanh toán các khoản nợ và lãi suất ngân hàng của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng bán trái phiếu của các trái chủ.

Xem thêm:

Nên đầu tư chứng khoán vốn hay chứng khoán nợ? 

Không thể khẳng định chắc chắn rằng chứng khoán nợ tốt hơn chứng khoán vốn, bởi mỗi loại đều có những đặc điểm riêng biệt và phù hợp với những nhóm nhà đầu tư khác nhau. 

Việc lựa chọn loại chứng khoán phù hợp phụ thuộc vào mức độ hiểu biết tài chính, khả năng chấp nhận rủi ro và mục tiêu đầu tư của bạn.

Khi nào nên chọn chứng khoán nợ?

  • Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính.

  • Bạn không quá nhạy bén với các con số hay phân tích thị trường.

  • Bạn ưu tiên sự an toàn và ổn định hơn là rủi ro và lợi nhuận cao.

Với những đặc điểm trên, chứng khoán nợ là lựa chọn lý tưởng. Đây là hình thức đầu tư ít rủi ro, có thể mang lại lợi nhuận đều đặn và giúp bạn làm quen với thị trường tài chính một cách an toàn.

Khi nào nên chọn chứng khoán vốn?

  • Bạn đã có kiến thức nhất định về tài chính và chứng khoán.

  • Bạn có tham vọng thu lợi nhuận cao và sẵn sàng đối mặt với biến động thị trường.

  • Bạn yêu thích việc phân tích, theo dõi thị trường để đưa ra các quyết định đầu tư linh hoạt.

Trong trường hợp này, chứng khoán vốn (như cổ phiếu) là lựa chọn phù hợp. Đây là hình thức đầu tư tiềm năng, có thể mang lại lợi nhuận lớn nếu bạn đưa ra quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, bạn cũng cần chuẩn bị tinh thần đối mặt với rủi ro cao hơn so với chứng khoán nợ.

Tóm lại: Nếu bạn là người ưu tiên sự an toàn, không muốn dành quá nhiều thời gian phân tích thị trường, thì chứng khoán nợ chính là lựa chọn dành cho bạn. Ngược lại, nếu bạn am hiểu thị trường và muốn tối đa hóa lợi nhuận, thì chứng khoán vốn sẽ là công cụ đầu tư không thể bỏ qua.

=>> Xem thêm: Cẩm nang học chứng khoán cơ bản cho người mới bắt đầu - Vietcap

Nên đầu tư chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn

Kết luận 

Chứng khoán nợ là một kênh đầu tư quan trọng, đặc biệt phù hợp với những nhà đầu tư ưu tiên sự an toàn, thu nhập ổn định và ít biến động. Việc hiểu rõ bản chất chứng khoán nợ là gì, phân biệt nó với chứng khoán vốn cũng như nắm được ưu nhược điểm sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn, tối ưu hóa hiệu quả tài chính cá nhân. 

Dù là người mới hay nhà đầu tư chuyên nghiệp, việc bổ sung chứng khoán nợ vào danh mục đầu tư sẽ mở ra nhiều cơ hội sinh lời bền vững nếu được lựa chọn và quản lý hợp lý.

Vietcap là một trong những công ty dịch vụ tài chính hàng đầu Việt Nam, giúp khách hàng đầu tư và phát triển thịnh vượng. Chúng tôi chuyên tư vấn, cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. 

Những đặc quyền vô cùng hấp dẫn và thú vị chỉ dành riêng cho khách hàng khách cá nhân khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại Vietcap:

- Miễn phí tư vấn từ các tư vấn viên chuyên nghiệp và tận tâm

- Miễn phí trải nghiệm trên những nền tảng ổn định của Vietcap

- Nhận các báo cáo phân tích chuyên sâu theo danh mục đầu tư

MỞ TÀI KHOẢN NGAY hôm nay và bắt đầu hành trình đầu tư của bạn.

Powered by Froala Editor