Chỉ số CPI (Consumer Price Index) là chỉ số giá tiêu dùng là một thước đo kinh tế quan trọng, được các chuyên gia, chính phủ, các nhà quản lý kinh tế sử dụng cho việc đầu tư, hoạch định, điều chỉnh chính sách. Vậy tại sao chỉ số này lại quan trọng và được sử dụng nhiều như thế, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Chỉ số CPI là gì ?

Chỉ số giá tiêu dùng CPI là chỉ số dùng để đo lường số tiền trung bình một người dân sử dụng để tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ. Chỉ số CPI phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá theo thời gian của các mặt hàng trong rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đại diện.

Rổ hàng hóa, dịch vụ để tính chỉ số giá tiêu dùng gồm các loại hàng hóa và dịch vụ phổ biến, đại diện cho tiêu dùng của dân cư, thường được xem xét và cập nhật (5 năm một lần) cho phù hợp với cơ cấu tiêu dùng của dân cư trong mỗi chu kỳ.

Chỉ số CPI được tính hàng tháng, theo các gốc so sánh: năm gốc, tháng trước, cùng năm trước, tháng 12 năm trước và bình quân thời kỳ. Chỉ số CPI được tính tương đối theo tỷ lệ %.

Ý nghĩa chỉ số CPI

Chỉ số CPI phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, khi CPI tăng thì giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ tăng và ngược lại, khi CPI giảm thì mức chi tiêu trung bình của người dân cho hàng hóa và dịch vụ giảm.

Chỉ số CPI là thước đo để xác định nền kinh tế đang trong giai đoạn lạm phát hoặc giảm phát. Chính phủ và các nhà quản lý kinh tế thường theo dõi sát sao dữ liệu CPI để hoạch định, điều chỉnh các chính sách để nền kinh tế đi đúng hướng.

Đối với doanh nghiệp, việc theo dõi chỉ số CPI giúp các doanh nghiệp đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình chi tiêu của người dân. Khi CPI tăng, giá trung bình của hàng hóa tăng, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh việc bán hàng và tích trữ thêm tồn kho để cung ứng thị trường. Ngược lại, khi CPI giảm, giá trung bình của hàng hóa giảm, doanh nghiệp sẽ hạn chế gia tăng tồn kho.

Cách tính chỉ số CPI

Để tính được chỉ số CPI thì ta cần phải khảo sát giá thị trường của một rổ hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trong một khoảng thời gian nhất định (gồm thời điểm cơ sở và thời điểm t). Tiếp đến, tính tổng chi phí mà người dân phải chi tiêu cho rổ hàng hóa đó. Công thức tính CPI như sau sau:

CPI = Chi phí mua giỏ hàng hóa thời điểm t x 100 / Chi phí mua giỏ hàng hóa thời điểm cơ sở

Ví dụ:

Rổ hàng hóanăm 2022 (kỳ cơ sở)năm 2021
hàng hóasố lượnggiáchi tiêugiáchi tiêu
Bánh mì240008000500010000
Táo58000400001000050000
Tổng  48000 60000

 

CPI (2021) = 60.000 x 100 / 48000 = 125

Tham khảo:

- Chức năng, vai trò của tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính

- Suy thoái kinh tế là gì? Biểu hiện và hậu quả


Những lưu ý khi tính CPI

Việc tính toán chỉ số CPI thường sẽ kéo theo những vấn đề sau:

Có thể phản ánh cao hơn thực tế

Khi một mặt hàng hoặc dịch vụ có nhiều sản phẩm thay thế thì việc cố định rổ hàng hóa sẽ không còn chính xác. Trường hợp rổ giá của hàng hóa hoặc dịch vụ cao hơn thì người dân sẽ tiêu dùng sản phẩm thay thế có mức giá phù hợp hơn, nên chỉ số CPI trong trường hợp này có thể phản ánh cao hơn thực tế.

Không phản ánh được các sản phẩm mới trên thị trường

Trong khi rổ hàng hóa, dịch vụ được cố định và cập nhật định kỳ với độ trễ khá dài (5 năm), nên các hàng hóa và dịch vụ mới được người dân tiêu dùng nhiều không được thêm vào rổ hàng hóa.

Các tiêu chí để chọn đúng cổ phiếu và những lưu ý - Vietcap

Không nói lên được chất lượng hàng hóa

Nếu chất lượng sản phẩm trong rổ hàng cố định có mức giá tăng hoặc tăng cao hơn giá thành, điều này sẽ góp phần tăng mức giá của rổ hàng hóa nhưng không phản ánh được rằng chất lượng của sản phẩm đã được cải thiện tốt hơn.

Powered by Froala Editor