1. WCM
- Trong năm 2024, biên EBITDA của hệ thống cửa hàng WCM đạt 7% và dòng tiền tự do đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 4,6% doanh thu. Số ngày tồn kho giảm 8 ngày YoY. Hiện tại, WCM có điểm hòa vốn doanh thu thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á.
- Các cửa hàng tiện lợi mở từ năm 2021 hiện chiếm 36% tổng doanh thu và 30% tổng EBITDA của WCM. Những cửa hàng này có thời gian hoàn vốn là 4 năm và tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là 30%. Trong đó, các cửa hàng tiện lợi ở khu vực nông thôn có thời gian hoàn vốn dưới 3 năm và IRR lên tới 40%.
- Trong năm 2025, WCM đặt mục tiêu doanh thu đạt 37 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước, với biên lợi nhuận ròng là 1%. Công ty có kế hoạch mở thêm 800–1.000 cửa hàng, nâng tổng số lượng cửa hàng lên hơn 4.500 cửa hàng vào cuối năm. 70% trong số các cửa hàng mới này sẽ được mở tại các khu vực nông thôn. Các cửa hàng ở nông thôn sẽ tập trung vào chiến lược giá cả hợp lý cho tệp khách hàng nhạy cảm với giá, trong khi các cửa hàng tại thành thị sẽ ưu tiên sự tiện lợi cho tệp khách hàng bận rộn. So với các cửa hàng tại thành thị, các cửa hàng ở nông thôn sẽ có tỷ trọng doanh thu từ các sản phẩm tiêu dùng nhanh (FMCG) cao hơn và tỷ trọng doanh thu từ thực phẩm tươi sống thấp hơn.
- WCM đã triển khai chương trình ESOP cho quản lý cửa hàng nhằm thúc đẩy sự gắn bó lâu dài.
2. MCH
- MCH có kế hoạch IPO trong giai đoạn từ quý 3/2025 - quý 1/2026, tùy thuộc vào điều kiện thị trường. MSN đặt mục tiêu duy trì quyền sở hữu đa số tại MCH sau IPO.
- Các động lực tăng trưởng của MCH bao gồm việc ra mắt sản phẩm mới (thường đóng góp 5–7% doanh thu hàng năm) và chiến lược cao cấp hóa sản phẩm.
- Các thương hiệu chủ lực của MCH, gồm CHIN-SU, Nam Ngư, Omachi, Kokomi và Wake-up 24, đóng góp 72% vào tăng trưởng doanh thu của công ty trong năm 2024.
- Công ty sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp, với hơn 313.000 điểm bán hàng thuộc các kênh thương mại truyền thống, thương mại hiện đại, tiêu dùng ngoài tiện ích gia đình và cả kênh trực tuyến đang phát triển thông qua hệ sinh thái hội viên WiN. Mạng lưới này mang lại cho MCH lợi thế cạnh tranh với chi phí thấp và khả năng tiếp cận thị trường nhanh chóng.
- Hoạt động kinh doanh quốc tế của MCH ghi nhận doanh thu đạt 1,3 nghìn tỷ đồng từ 26 thị trường, tăng trưởng 22% YoY trong năm 2024. Chiến lược mở rộng toàn cầu của công ty tập trung vào tận dụng sức mạnh thương hiệu hiện tại và thâm nhập vào các danh mục sản phẩm mới như thực phẩm tiện lợi và đồ uống.
3. MML: Tiếp tục tập trung vào việc tăng tỷ trọng đóng góp doanh thu từ thịt chế biến trong tổng doanh thu. Trong quý 1/2025, thịt chế biến đóng góp 28% vào tổng doanh thu.
4. Các lưu ý khác:
- MSN đã gỡ bỏ giới hạn sở hữu nước ngoài nhằm tuân thủ yêu cầu pháp lý dự kiến, được nêu trong dự thảo sửa đổi Nghị định 155/2020/NĐ-CP, theo đó loại bỏ điều khoản cho phép các công ty đại chúng được đặt mức trần sở hữu nước ngoài thấp hơn mức pháp lý. Tuy nhiên, MSN không có kế hoạch trở thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
- Trước những bất lợi về kinh tế vĩ mô, MSN coi mô hình kinh doanh của công ty là mang tính phòng thủ và không có dự định điều chỉnh các kế hoạch đã đặt ra. Bên cạnh đó, công ty cũng nhận thấy cơ hội từ việc Việt Nam giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm từ Mỹ như đậu tương và lúa mì, điều này sẽ giúp giảm chi phí đầu vào.
Powered by Froala Editor