Lạm phát là hiện tượng giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên liên tục trong một khoảng thời gian, ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua và đời sống kinh tế. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ lạm phát là gì và khám phá top 10 nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát, giúp nhà đầu tư và người tiêu dùng có cái nhìn toàn diện về vấn đề kinh tế quan trọng này.
Lạm phát là gì?
Lạm phát là hiện tượng sức mua suy giảm, thể hiện qua sự gia tăng đồng loạt giá cả của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Tỷ lệ lạm phát được đo lường dựa trên mức tăng trung bình về giá của một nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu trong khoảng một năm. Khi lạm phát cao, giá cả leo thang nhanh chóng; ngược lại, lạm phát thấp cho thấy giá cả tăng chậm hơn.
Trái ngược với lạm phát là giảm phát, tình trạng khi giá cả giảm xuống và sức mua tăng lên.
Lạm phát được phân chia theo mức độ tác động từ nhẹ đến nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Hiểu rõ 3 mức độ lạm phát sẽ giúp bạn đánh giá đúng tình hình tài chính.
Lạm phát tự nhiên: Tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm được xem là mức độ lạm phát vừa phải, có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Lạm phát phi mã: Tỷ lệ lạm phát từ 10% đến 1000%/năm. Ở mức độ này, lạm phát bắt đầu gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống người dân.
Siêu lạm phát: Tỷ lệ lạm phát trên 1000%/năm. Mức độ này rất nguy hiểm, có thể dẫn đến sụp đổ nền kinh tế và hỗn loạn xã hội.
Siêu lạm phát ở Venezuela khiến đồng nội tệ gần như không còn giá trị.
Trong thực tế, các quốc gia kỳ vọng lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5% trở xuống. Một năm tăng trưởng kinh tế kỳ vọng khoảng 10% thì tiền mất giá tầm 5 % là vừa đủ đẹp. Tính ra quốc gia đó có 5 % tăng trưởng thực sự.
Ví dụ về lạm phát ở Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao liên tục trong suốt mấy chục năm qua, ảnh hưởng rất nhiều đến việc ổn định giá trị của đồng tiền, hoạt động sản xuất, kinh doanh và tâm lý của người dân.
Hiện nay, lạm phát tại Việt Nam đã được duy trì trong giới hạn hợp lý nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2024 tăng 2,94% so với cùng kỳ năm trước. Mức CPI bình quân cả năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023.
Nguyên nhân gây ra lạm phát:
Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu trong nền kinh tế vượt quá tổng cung, dẫn đến giá cả tăng cao. Điều này thường xảy ra khi nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, hoặc chi tiêu công tăng mạnh, trong khi khả năng sản xuất chưa kịp đáp ứng. Khi hàng hóa và dịch vụ trở nên khan hiếm, áp lực tăng giá xuất hiện, khiến thị trường đối mặt với lạm phát.
Ví dụ như đồ ăn: Nhu cầu sử dụng thịt lợn tăng. Từ đó nguồn hàng khan hiếm hơn, giá thịt tăng lên. Từ đó kéo theo giá các món làm từ thịt tăng và các loại nông thực phẩm khác cũng tăng…
Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi giá đầu vào sản xuất tăng mạnh, bao gồm nguyên liệu, nhiên liệu, lương nhân công, và chi phí vận chuyển. Những yếu tố này làm giá thành sản phẩm tăng, buộc doanh nghiệp phải điều chỉnh giá bán để duy trì lợi nhuận. Kết quả là một chuỗi phản ứng liên hoàn: chi phí đầu vào tăng dẫn đến giá bán tăng, kéo theo chi phí sinh hoạt tăng, đẩy nền kinh tế vào trạng thái lạm phát.
Ví dụ năm 2022, khi giá dầu thô tăng vọt do chiến tranh Nga–Ukraine. Sự gia tăng chi phí vận tải, xăng dầu và điện đã khiến giá cả hàng hóa leo thang trên diện rộng, gây ra lạm phát chi phí đẩy nghiêm trọng tại nhiều quốc gia.
Lạm phát do cơ cấu
Lạm phát do cơ cấu bắt nguồn từ những bất cập trong cơ cấu kinh tế, chẳng hạn như kết cấu ngành nghề không hợp lý (tỷ trọng nông nghiệp cao hơn công nghiệp), công nghệ sản xuất lạc hậu, và hệ thống phân phối kém hiệu quả. Những yếu tố này khiến chi phí trung gian tăng cao, hiệu quả sản xuất thấp, hàng hóa khó lưu thông, dẫn đến giá thành sản phẩm cao. Tình trạng này thường kéo dài và rất khó kiểm soát.
Ví dụ rõ ràng nhất là ở các quốc gia đang phát triển như Venezuela hoặc một số nước châu Phi. Tại đây, cơ sở hạ tầng yếu kém, sản xuất nông nghiệp lạc hậu và hệ thống phân phối không hiệu quả đã dẫn đến tình trạng cung hàng hóa không ổn định, gây ra lạm phát cơ cấu kéo dài.
Lạm phát do xuất khẩu
Số lượng hàng hóa xuất khẩu tăng vọt dẫn đến tổng cầu tăng, tuy nhiên tổng cung lại không đáp ứng được, cần gom hàng hóa trong nước để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Dẫn đến tình trạng cầu trong nước không được đáp ứng. Sự mất cân bằng giữa tổng cung và cầu chính là nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
Lạm phát do nhập khẩu
Lạm phát do nhập khẩu xảy ra khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng hoặc đồng nội tệ mất giá, khiến chi phí sản xuất trong nước gia tăng. Việt Nam, với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu như xăng dầu, phân bón và sắt thép, thường chịu ảnh hưởng mạnh mẽ khi giá thế giới tăng hoặc tỷ giá USD/VND biến động. Những yếu tố này khiến chi phí nhập khẩu tăng cao, dẫn đến giá hàng hóa nội địa leo thang và góp phần vào tình trạng lạm phát.
Lạm phát do cầu thay đổi
Là sự thay đổi do nguồn cầu và cung, dẫn đến tình trạng độc quyền cung cấp một loại mặt hàng nào đó, và chính sách giá không tốt, liên tục tăng. Kể cả khi nguồn cầu đã giảm giá của mặt hàng đó cũng không giảm.
Lạm phát tiền tệ
Trường hợp này sẽ xảy ra khi lượng tiền trong nước lưu thông tăng. Có thể do ngân hàng trung ương mua công trái phiếu theo yêu cầu của nhà nước, điều đó làm cho lượng tiền lưu thông tăng lên hoặc do ngân hàng mua ngoại tệ để giữ đồng tiền trong nước không bị mất giá với tiền ngoại tệ.
Phương pháp đo lường lạm phát phổ biến
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế, thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước,…
Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất cho chỉ số lạm phát. Giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số. Cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện.
Hiện nay, thước đo lạm phát phổ biến nhất chính là chỉ số giá tiêu dùng CPI (consumer price index). Đây là chỉ số đo giá cả của một số lượng lớn các loại hàng hóa và dịch vụ. Bao gồm thực phẩm, lương thực, chi trả cho các dịch vụ y tế…, được mua bởi “người tiêu dùng thông thường”.
Ví dụ: Vào tháng 1 năm 2016, chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ là 202,416 USD; và vào tháng 1 năm 2017 thì chỉ sổ CPI là là 211,080 USD. Sử dụng công thức để tính toán tỷ lệ phần trăm lạm phát hàng năm bằng chỉ số CPI trong suốt năm 2017 là:
((211,080 – 202,416) / 202,416) x 100 % = 4.28 %
Từ đó ta ra kết quả là tỷ lệ lạm phát đối với CPI trong khoảng thời gian một năm này là 4,28 %. Nghĩa là mức giá chung cho người tiêu dùng điển hình của Mỹ trong 2017 đã tăng khoảng hơn 4 % so với năm 2016. Đầu tư tài chính giúp chống mất giá do lạm phát, xem lại cách đầu tư tài chính cá nhân hiệu quả
Hậu quả của lạm phát là gì?
Lạm phát cao để lại những hậu quả vô cùng lớn với nền kinh tế, xã hội của một quốc gia. Những hậu quả thực tế:
- Ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của người lao động: Thu nhập cao, tuy nhiên việc quy đổi số tiền đó ra những vật giá trị là rất thấp
- Tác động trực tiếp lên lãi suất của ngân hàng. Lãi suất tăng dẫn đến suy thoái nền kinh tế, tình trạng thất nghiệp xảy ra
- Phân chia thu nhập không bình đẳng, phân hóa giữa người giàu và nghèo ngày một lớn
- Ảnh hưởng trực tiếp đến khoản nợ quốc gia. Khi đồng tiền mất giá, số tiền được quy đổi ra đồng tiền nước ngoài sẽ tăng mạnh. Các khoản nợ sẽ trở nên trầm trọng hơn.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư cũng vì thế mà giảm đi. Số tiền lãi nhận về sẽ không còn đúng giá trị vốn có.
Nhóm ngành nào hưởng lợi từ lạm phát tăng cao?
Nhiều quốc gia hiện nay đang hứng chịu những ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng lạm phát trên toàn thế giới. Thị trường tài chính lớn nhất thế giới là Mỹ, đang ghi nhận chỉ số lạm phát ở mức 8.5 % - mức cao nhất trong 40 năm qua.
Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng, tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, lạm phát đang được kiểm soát ở mức độ vừa phải trong năm nay. Và thị trường chứng khoán vẫn là kênh hỗ trợ đầu tư trong khi GDP được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng. Vậy đâu là nhóm ngành mà nhà đầu tư nên để ý và lựa chọn khi tình trạng lạm phát tăng cao?
STT | Nhóm ngành | Nguyên nhân | Ví dụ |
1 | Nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ đà tăng hàng hóa:nhóm ngành tự chủ nguồn vào + hưởng lợi từ giá bán ra, nhóm dầu khí | Đối với các doanh nghiệp có chuỗi sản xuất, kinh doanh khép kín sẽ được hưởng lợi từ việc tăng giá bán đầu ra. Việc tự chủ được nguồn đầu vào trong tình hình lạm phát sẽ giúp cải thiện được biên lợi nhuận của doanh nghiệp.. Đây là nhóm doanh nghiệp đã hoàn thiện được chuỗi giá trị nên sẽ ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Do ảnh hưởng từ chiến sự Nga – Ukraine khi Nga là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 2 toàn cầu và cung cấp tới 40 % lượng khi đốt cho Châu Âu, giá dầu Brent đã liên tục tăng mạnh hơn 50 % và giá khí đốt tại khu vực Châu Âu cũng đã tăng 90 % từ đầu năm 2022 đến nay. Với diễn biến từ tình hình thế giới như hiện nay, chắc chắn giá dầu, khí sẽ liên tục thay đổi phụ thuộc vào mức độ xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine, đồng thời là các biện pháp cấm nhập khẩu dầu của EU. | HPG GAS, PVS… |
2 | Nhóm doanh nghiệp sản xuất nhu yếu phẩm | Ngành nông nghiệp, thực phẩm với đặc thù là ngành nhu yếu phẩm, an toàn và thường có thêm lợi nhuận từ cổ tức cao, cũng là nhóm ngành nên đầu tư trong giai đoạn lạm phát. Chi phí đầu vào của doanh nghiệp ngành này (chủ yếu là chi phí nhân công) thường tăng chậm hơn giá đầu ra, vì thế biên lợi nhuận sẽ được cải thiện. Do ảnh hưởng từ xung đột Nga và Ukraine, nguồn cung giá lương thực toàn cầu đã tăng cao, khiến 30 quốc gia đã hạn chế đề xuất các mặt hàng lương thực để đảm bảo an ninh lương thực do lo ngại giá cả sẽ leo thang. | MSN, VNM, SAB… |
3 | Nhóm doanh nghiệp bảo hiểm | Nguyên nhân là do lạm phát làm tăng rủi ro cho các hoạt động kinh tế khiến nhu cầu về bảo hiểm lại tăng lên; đồng thời tỷ trọng tiền mặt và tiền gửi cao của các doanh nghiệp bảo hiểm giúp các doanh nghiệp này được hưởng lợi trong môi trường lạm phát. | BVH, MIG, PVI… |
4 | Nhóm doanh nghiệp phòng thủ | Cổ phiếu phòng thủ là loại cổ phiếu luôn mang lại cổ tức và thu nhập ổn định bất chấp tình hình biến động của thị trường chứng khoán. Điều này xuất phát từ nhu cầu liên tục đối với sản phẩm của công ty nên cổ phiếu phòng thủ luôn duy trì được sự ổn định trong những giai đoạn khác nhau của một chu kỳ kinh doanh. Trong giai đoạn lạm phát cùng với những bất ổn địa chính trị như hiện nay, các nhà đầu tư nên đầu tư các cổ phiếu thuộc về những công ty lâu đời sản xuất hàng tiêu dùng nhờ dòng tiền mạnh, khả năng vượt qua thách thức thị trường cao. Nhà đầu tư ưa chuộng nhóm cổ phiếu này bởi lợi nhuận dài hạn song hành rủi ro thấp so với những loại khác. | PLX, REE,VMD, MIPEC, TRA… |
Tìm hiểu thêm:
- Vốn ít đầu tư gì? Nên bắt đầu như thế nào?
- Nhà đầu tư nên chọn mua cổ phiếu nào trong năm 2022?
- Các kênh đầu tư uy tín mà bạn nên biết
- Nên đầu tư gì sau khủng hoảng kinh tế?
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế quan trọng, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi khía cạnh của đời sống và nền kinh tế. Hiểu rõ về lạm phát là gì, nguyên nhân và tác động của nó giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định tài chính phù hợp, bảo vệ tài sản và tận dụng cơ hội đầu tư. Dù lạm phát là thách thức, nhưng với kiến thức đúng đắn, bạn hoàn toàn có thể ứng phó và tận dụng tình hình một cách hiệu quả.
Vietcap không chỉ cung cấp một nền tảng giao dịch chứng khoán ổn định mà còn hỗ trợ nhà đầu tư với các báo cáo phân tích chuyên sâu và dịch vụ tư vấn hoàn toàn miễn phí, giúp bạn tự tin hơn khi tham gia thị trường.
Vietcap là một trong những công ty dịch vụ tài chính hàng đầu Việt Nam, giúp khách hàng đầu tư và phát triển thịnh vượng. Chúng tôi chuyên tư vấn, cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức.
Những đặc quyền vô cùng hấp dẫn và thú vị chỉ dành riêng cho khách hàng khách cá nhân khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại Vietcap:
- Miễn phí tư vấn từ các tư vấn viên chuyên nghiệp và tận tâm
- Miễn phí trải nghiệm trên những nền tảng ổn định của Vietcap
- Nhận các báo cáo phân tích chuyên sâu theo danh mục đầu tư
MỞ TÀI KHOẢN NGAY hôm nay và bắt đầu hành trình đầu tư của bạn.
Powered by Froala Editor