Quay lại

Các tính lãi lỗ đáo hạn CW

1- Các thông số cần lưu ý khi chơi chứng quyền có đảm bảo

Thông tin

Ý nghĩa

Ví dụ

Tài sản cơ sở (TSCS)

Mã chứng khoán cơ sở (CKCS) mà tổ chức phát hành CW dùng làm tài sản phát hành CW

Cổ phiếu MWG

Tỷ lệ chuyển đổi

Số lượng CW tương đương với CKCS

5:1

Thời hạn chứng quyền

3 – 24 tháng

03 tháng

Ngày giao dịch cuối cùng

  • Hai (02) ngày trước ngày đáo hạn của CW
  • Sau ngày này, chứng quyền bị hủy niêm yết

15/12/2021

Ngày đáo hạn

Ngày cuối cùng hiệu lực của CW

17/12/2021

Phương thức giao dịch

Thời gian chứng quyền và tiền về tài khoản là T+2 như chứng khoán cơ sở


Giá chứng quyền

Khoản chi phí nhà đầu tư bỏ ra để sở hữu chứng quyền

4,000 đồng/CW

Giá thực hiện

Mức giá tương đương việc nhà đầu tư mua CKCS khi chứng quyền  đáo hạn

180.000 vnđ

Khối lượng niêm yết

Tổng CW trong đợt phát hành

1.000.000

Khối lượng lưu hành

Tổng CW trong đợt phát hành đang giao dịch

1.000.000



2- Các trạng thái đầu tư CW

  • NĐT Lãi:  Giá TSCS tại đáo hạn > Giá thực hiện + Giá mua CW
  • NĐT hòa vốn: Giá TSCS tại đáo hạn = Giá thực hiện + Giá mua CW
  • NĐT lỗ 1 phần: Giá thực hiện < Giá TSCS tại đáo hạn < Giá thực hiện + Giá mua CW
  • NĐT lỗ hoàn toàn: Giá TSCS tại đáo hạn < = Giá thực hiện

Theo ví dụ trên, tỷ lệ chuyển đổi CW của MWG là  5:1 nên 1 nhà đầu tư mua CW sẽ có giá vốn tại ngày đáo hạn là  (180.000 + 5 x 4000) = 200.000 vnd

  • NĐT Lãi:  Giá MWG tại đáo hạn > 200.000 VNĐ 
  • NĐT hòa vốn: Giá MWG tại đáo hạn = 200.000 VNĐ 
  • NĐT lỗ 1 phần: 180.000 VNĐ  < Giá MWG tại đáo hạn < 200.000 VNĐ 
  • NĐT lỗ hoàn toàn: Giá MWG tại đáo hạn < = 180.000 VNĐ



3- Các yếu tố ảnh hưởng giá CW

Giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền: là hai yếu tố quan trọng để xác định giá trị nội tại của chứng quyền. Mức độ chênh lệch của hai yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến giá CW.

Thời gian đáo hạn: thể hiện giá trị thời gian của CW, thời gian đáo hạn của CW càng dài thì giá trị của CW càng cao.

Biến động giá chứng khoán cơ sở: là mức độ dao động giá của chứng khoán cơ sở. Nếu chứng khoán cơ sở có biên độ dao động giá càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận của nhà đầu tư càng lớn (có nghĩa là nhiều khả năng xảy ra chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền), do đó giá của CW cũng cao.

Lãi suất: Việc lãi suất tăng/giảm cũng tác động đến việc xác định giá của CW. Ví dụ: khi nhà đầu tư mua một chứng quyền mua, nhà đầu tư đã trì hoãn việc thanh toán giá thực hiện cho đến ngày đáo hạn. Việc trì hoãn này đã tiết kiệm cho nhà đầu tư một khoản tiền so với việc trực tiếp mua chứng khoán cơ sở và khoản tiết kiệm này được hưởng thu nhập từ lãi suất. Khi lãi suất tăng, khoản thu nhập của nhà đầu tư sẽ lớn hơn. Do đó, nhà đầu tư phải trả nhiều tiền hơn cho CW mua và ít hơn đối với CW bán.