Cổ phiếu Midcap là một trong 3 dạng cổ phiếu giúp kiếm lời nhiều nhất trên thị trường chứng khoán hiện nay. Midcap được coi trung hòa ưu điểm của cổ phiếu blue chip và penny. Vậy Midcap có đặc điểm gì mà lại thu hút được nhiều nhà đầu tư như vậy. Hãy cùng Vietcap tìm hiểu!

Cổ phiếu Midcap là gì?

Thị trường chứng khoán hiện nay có 3 loại cổ phiếu là large cap, mid cap và small cap. Chúng đều có chung từ Cap là viết tắt của capitalization có nghĩa là nguồn vốn hay vốn hóa. Như vậy, các từ còn lại large, mid, small tương ứng là quy mô vốn của các loại cổ phiếu từ lớn, trung bình, nhỏ. Cụ thể, cổ phiếu midcap là những cổ phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp có vốn hoá từ 1.000 – 10.000 tỷ đồng. Đây được xem là nhóm cổ phiếu có mức giá vừa phải và tiềm năng phát triển cao.

Midcap là gì? Cổ phiếu midcap là gì trong chứng khoán?

Midcaps nằm giữa nhóm cổ phiếu Large caps (blue chip) và Small caps (Penny). Với sức bật và khả năng tăng trưởng mạnh mẽ hơn 20 – 30% so với cổ phiếu có vốn hóa lớn như Blue chip, nhưng ổn định và an toàn hơn so với nhóm Penny. Sàn HOSE lựa chọn nhóm 70 cổ phiếu Midcaps để đánh giá biến động, dẫn dắt thị trường.

Đặc điểm của cổ phiếu Midcap

Nhóm cổ phiếu Midcaps có những đặc trưng riêng, nhà đầu tư cần nắm rõ để phân biệt và đánh giá so với các loại khác trên thị trường. Có thể tổng hợp một số đặc điểm nổi bật của nhóm Midcaps:

  • Vốn hóa thị trường trung bình: Vốn hóa thị trường của cổ phiếu Midcap giao động từ 1.000 đến 10.000 tỷ đồng. Các công ty thuộc Midcap đa số đều chiếm khoảng 21.9% tổng vốn hóa thị trường.
  • Thị giá tầm trung: Tuy nguồn vốn các công ty sở hữu Midcap ở mức trung bình nhưng ổn định, tạo ra giá trị lợi nhuận hấp dẫn.
  • Tiềm năng tăng trưởng tốt: Chỉ số thị trường cơ bản của các doanh nghiệp midcap khá là hấp dẫn, có khả năng tăng trưởng kép và mang lại lợi nhuận dương.
  • Doanh nghiệp có thị phần phát triển ổn định, lâu dài: Đại đa số các doanh nghiệp thuộc Midcap có liên quan tới các ngành bất động sản, vận tải, điện lực, hoặc các ngành trọng điểm không thể thiếu trên thị trường. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng của các công ty này mạnh, duy trì vị thế ổn định đồng thời vốn hóa thị trường ở tầm trung.

Ưu và nhược điểm của cổ phiếu Midcap

Ưu điểm :

  • Mức giá vừa phải nên dễ dàng đầu tư : So với cổ phiếu Bluechips, nhóm Midcaps có giá rẻ hơn nhiều và khối lượng cũng nhiều hơn cho người chơi lựa chọn.
  • Midcap thường đến từ các doanh nghiệp đang phát triển và có nền tảng tốt : Cổ phiếu Midcaps thuộc sở hữu của doanh nghiệp đang trên đà phát triển, nền tảng ổn định, khả năng tăng trưởng mạnh mẽ. Bộ máy quản lý còn mới, tầm nhìn rộng mang, có thể tạo nên sự bứt phá về kinh doanh trong tương lai, lợi nhuận tăng mạnh, kéo theo giá cổ phiếu tăng cao.
  • Thanh khoản khá tốt, có thể dễ dàng trao đổi trên thị trường : Tính thanh khoản cao, an toàn hơn so với Penny. Bởi, nhóm cổ phiếu này đang trong quá trình phát triển, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn nhỏ, mang lại sức mua và khối lượng giao dịch lớn.
  • Thông tin của công ty, doanh nghiệp sở hữu được công khai minh bạch, đầy đủ : dễ dàng đánh giá, kiểm định thông tin mã cổ phiếu phân tích dựa vào các thông tin công bố để đưa ra quyết định xuống tiền đầu tư hay không.
  • Biên độ giao động của Midcap không quá mạnh : Không có nhiều rủi ro như cổ phiếu Penny

Nhược điểm :

  • Nhóm cổ phiếu Midcaps được nhiều người đánh giá cao về tính ổn định, an toàn hơn Penny nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro từ thị trường. Các biến động, khủng hoảng tài chính, từ chính hoạt động kinh doanh… Có thể khiến doanh nghiệp phá sản, do khả năng tài chính và sức chịu đựng còn thấp.
  • Biến động giá cổ phiếu không cao như nhóm Penny, nhưng nhỉnh hơn nhóm Large caps. Do vậy, lợi nhuận không thực sự hấp cho những nhà đầu tư ngắn hạn tham gia.
  • Nhóm cổ phiếu Midcap vẫn có nguy cơ bị lái giá, đầu cơ. Bởi, nhóm cổ phiếu này có giá trị vốn hóa không quá cao, chưa thực sự kiểm soát tốt giá trên thị trường.

How to Analyze Mid-Cap Stocks

Các chuyên gia tài chính đại đa số cho rằng để giảm thiểu rủi ro thì nhà đầu tư cần đa dạng hóa danh mục. Thay vì chỉ bám theo cổ phiếu của một nhóm ngành hoặc theo một tiêu chí nào đó thì nên có sự kết hợp giữa các loại cổ phiếu có vốn hóa lớn, trung bình và nhỏ. Tuy nhiên, có một số nhà đầu tư lại coi Midcap là một phương pháp để đa dạng hóa rủi ro.  Small Cap là dòng cổ phiếu mang lại cho nhà đầu tư tiềm năng tăng trưởng nhất, nhưng cũng đi kèm rủi ro cao nhất.  Cổ phiếu Large Cap mang lại sự ổn định tuy nhiên triển vọng tăng trưởng lại thấp hơn, trong khi đó Mid Cap là sự lựa chọn thỏa mãn sự cân bằng giữa ổn định và tăng trưởng.

Không một nhà đầu tư nào có thể dự đoán chính xác chiều hướng phát triển của thị trường cũng như đưa ra được một loại công ty cụ thể được thị trường ưu đãi, cho dù đó là công ty có tầm ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế hay có vốn hóa ở mức nào đi chăng nữa. Vì vậy, không có câu trả lời khẳng định chắc chắn về việc có nên đầu tư vào cổ phiếu Midcap hay không bởi nó phụ thuộc vào khả năng chấp nhận rủi ro của bạn.

Lưu ý khi đầu tư vào cổ phiếu Midcap

Kế hoạch đầu tư và các bước để lập kế hoạch đầu tư cho người mới - Vietcap

Đầu tư cổ phiếu Midcap an toàn nhà đầu tư cần lưu ý những vấn đề sau nhằm hạn chế những rủi ro.

  • Xác định chiến lược đầu tư và mã cổ phiếu phù hợp.
  • Quản lý tài chính hiệu quả, nghiêm túc, nên phân chia vốn đầu tư vào các mã cổ phiếu đa dạng để tránh rủi ro khi thị trường biến động.
  • Tìm hiểu và tuân thủ nghiêm nguyên tắc cắt lỗ để đặt giá giới hạn an toàn trong đầu tư cổ phiếu kịp thời.
  • Đầu tư cổ phiếu Midcap khá an toàn, nhưng người chơi cần cẩn trọng trong việc kiểm tra thông tin doanh nghiệp, đánh giá thị trường. Tìm hiểu kỹ về mã cổ phiếu trước khi quyết định xuống tiền. Đánh giá báo cáo tài chính công ty, phân tích và tổng hợp tin tức từ nhiều nguồn để có nhận định chính xác nhất.
  • Không đầu tư theo hiệu ứng đám đông để tránh bị dẫn dắt vào các khoản đầu tư không có tiềm năng dẫn tới việc thua lỗ.

Kết Luận : Hy vọng bài viết đã mang đến cho anh chị một cái nhìn sâu sắc hơn về cổ phiếu Midcap và lý giải được vì sao nhóm cổ phiếu này luôn thu hút được dòng tiền lớn từ các nhà đầu tư. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo đến từ Vietcap .

Powered by Froala Editor