Chứng khoán và Bất Động Sản đang là 2 danh mục được đa số nhà đầu tư quan tâm, mỗi hình thức đều có những hiệu quả và đặc điểm riêng. Bạn có từng hoặc đang phân vân về việc nên đầu tư vào chứng khoán hay bất động sản có gì khác biệt giữa 2 thị trường này không? Nhà đầu tư (NĐT) hãy cùng Chúng tôi phân tích hiểu rõ hơn từng loại hình đầu tư này để có sự lựa chọn tốt nhất cho mình.

Nên chọn đầu tư chứng khoán hay bất động sản

Tổng quan về đầu tư chứng khoán và bất động sản

Đặc điểmBất Động SảnChứng Khoán
Dòng tiềnTạo ra dòng tiền dài hạnDòng tiền dài hạn hoặc khi NĐT bán chứng khoán
Chi phí quản lýChi phí bảo trìPhí môi giới
Đầu tư thời gian và công sứcCẩn thận trong việc giám sát, thường xuyên giới thiệu và tư vấn cho khách hàngNghiên cứu thị trường và thường xuyên kiểm tra
Biến độngThay đổi theo từng chu kỳ. Xảy ra thời gian dài hàng tháng hoặc hàng nămThay đổi hàng ngày
Tính thanh khoảnMất nhiều tháng thậm chí nhiều năm để bánCó thể bán sau T+2 hàng về, nhận tiền nhanh chóng
Sự đa dạngTiền bị ràng buộc trong một số tài sảnĐa dạng với các loại cổ phiếu khác nhau
Vốn đầu tưVốn lớnCần ít vốn

 

  1. Dòng tiền

Khi bạn đầu tư vào bất động sản, một số sản phẩm khiến bạn mất chi phí mỗi tháng khi bạn nắm giữ nó, ví dụ một căn nhà, bạn phải trả thuế và bảo trì trong khi chờ bán cho một khách hàng.

Tiền thuê bất động sản có thể cung cấp dòng tiền ổn định hàng tháng. Chẳng hạn như một tòa nhà chung cư, nhà cho thuê, kho chứa hàng hoặc trung tâm thương mại, người thuê trả tiền thuê và bạn giữ phần chênh lệch làm lợi nhuận.

Đối với chứng khoán, hầu hết tiền mặt từ cổ phiếu là dài hạn khi bạn bán. Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể được trả tiền trong khi vẫn sở hữu cổ phiếu thông qua cổ tức. Bạn có thể tái đầu tư cổ tức của mình. Nếu bạn mua nhiều cổ phiếu của một công ty nào đó, thì theo thời gian, bạn sẽ sở hữu nhiều cổ phiếu hơn, điều này cho phép bạn nhận được nhiều cổ tức hơn.

  1. Chi phí quản lý

Bất động sản có thể khiến bạn mất tiền hàng tháng nếu nó chưa bán được cho khách hàng. Bạn vẫn phải trả thuế, bảo trì, điện nước, bảo hiểm, v.v. Nếu bạn để quá lâu mà không bán được, bạn sẽ tốn khá nhiều chi phí cho một tháng.

Khi đầu tư chứng khoán, bạn phải trả một khoản chi phí cho môi giới, nhưng những khoản này nhỏ hơn so với chi phí vận hành một tòa nhà chung cư hoặc các khoản đầu tư bất động sản khác.

  1. Thời gian và công sức

So với chứng khoán, bất động sản tốn rất nhiều công sức hơn. Bạn phải thường xuyên nghe điện thoại của khách hàng, dù là thời điểm nào trong ngày đi nữa. Bên cạnh đó, rất nhiều vấn đề xảy ra và cần các cuộc họp, giám sát của bạn

Khi bạn mua cổ phiếu, bạn đang mua một phần của một công ty. Nếu một công ty có 1.000.000 cổ phiếu đang lưu hành và bạn sở hữu 10.000 cổ phiếu, bạn sở hữu 1% cổ phần của công ty. Việc sở hữu một phần doanh nghiệp thông qua cổ phiếu không yêu cầu bạn phải làm gì ngoài việc nghiên cứu từng công ty để xác định xem đó có phải là một khoản đầu tư đúng đắn hay không. Bạn được hưởng lợi nhuận của công ty nhưng không cần phải xuất hiện để làm việc

  1. Biến động

Đầu tư bất động sản là một biện pháp phòng ngừa lạm phát. Bất động thường sẽ có giá trị tăng lên theo thời gian. Giá BĐS có giá trị đi xuống ở một số nơi nhất định, tuy nhiên điều đó sẽ xảy ra trong thời gian nhiều năm, do đó các nhà đầu tư có thể nhận thấy được sự xuống giá và bán trước khi bị thua lỗ

Giá cổ phiếu có thể trải qua những biến động thất thường trong thời gian ngắn. Bạn có thể mua thêm cổ phiếu nếu bạn nghĩ rằng chúng quá rẻ, hoặc bán cổ phiếu nếu bạn nghĩ rằng chúng quá đắt.

  1. Tính thanh khoản

Khi nói đến đầu tư, tính thanh khoản là khả năng lấy tiền mặt ra khỏi khoản đầu tư của bạn một cách dễ dàng. Cổ phiếu có tính thanh khoản cao hơn nhiều so với đầu tư bất động sản. Đối với cổ phiếu, bạn có thể bán toàn bộ khoản đầu tư của mình, nhiều lần, chỉ trong vài giây. Có thể mất một vài ngày để xem số tiền thu được, nhưng bạn có thể thoát khỏi khoản đầu tư của mình bất cứ khi nào bạn muốn.

Khi bạn sở hữu một sản phẩm bất động sản và cần bán nó để lấy tiền mặt, có thể mất ít nhất một tháng. Bạn có thể phải giao bán bất động sản trong nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng hoặc trong trường hợp cực đoan là nhiều năm trước khi tìm được người mua. Sau khi bạn tìm được người mua, sẽ có các cuộc kiểm tra, tìm hiểu quyền sở hữu, ký các tài liệu và chuyển tiền ngân hàng phải diễn ra trước khi tài sản đổi chủ và bạn sẽ nhận được tiền. Xem lại Những điều cơ bản cần biết trước khi tham gia đầu tư

  1. Sự đa dạng

Cả bất động sản và cổ phiếu đều có thể mang lại lợi nhuận tài chính dài hạn, và cả hai đều đi kèm với rủi ro. Khi chọn chiến lược đầu tư phù hợp với bạn, cách tốt nhất để phòng ngừa rủi ro đó trong khi tận dụng lợi nhuận tiềm năng là đa dạng hóa càng nhiều càng tốt.

Bạn có thể đa dạng hóa dễ dàng hơn với cổ phiếu so với bất động sản. Bạn có thể mua cổ phiếu của một số công ty để nếu một công ty thành công, bạn vẫn có thể kiếm tiền từ công ty khác.

Khi đầu tư vào bất động sản, bạn có thể sẽ chỉ có một vài bất động sản. Điều đó làm cho việc đa dạng hóa trở nên khó khăn hơn, nhưng ngay cả trong bất động sản, bạn cũng có thể đa dạng hóa bằng cách lựa chọn cẩn thận vị trí và loại hình bất động sản bạn mua.

  1. Vốn đầu tư

Bạn không cần phải có một lượng tiền mặt lớn để bắt đầu đầu tư vào thị trường chứng khoán. Có nhiều cổ phiếu với mức giá rất rẻ, chỉ cần ít tiền là có thể đầu tư được. Theo dõi Vốn ít đầu tư gì? Nên bắt đầu như thế nào?

Còn đối với Bất động sản, đòi hỏi bạn phải có tiền mặt nhiều hơn để đầu tư cũng như chi phí duy trì, sửa chữa.

KẾT LUẬN

Nhìn chung, đầu tư vào bất động sản mang lại cho bạn lợi ích từ tài sản hữu hình có thể tạo ra thu nhập và hàng rào chống lại lạm phát, tuy nhiên, nó đòi hỏi sự đầu tư liên tục về thời gian, công sức và tiền mặt, và giá trị thực của nó hiếm khi thay đổi theo thời gian.

Còn đối với chứng khoán, đây là khoản đầu tư có tính thanh khoản cao, vừa có thể xây dựng tài sản lâu dài vừa mang lại thu nhập thông qua cổ tức. Các khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán thường gặp biến động ngắn hạn có thể dẫn đến các quyết định mua hoặc bán theo cảm tính vào những thời điểm không khôn ngoan.

Powered by Froala Editor