Tích lũy tiền mặt, đầu tư chứng khoán, đầu tư dầu mỏ, đầu tư vàng, đầu tư bất động sản,… đâu là kênh đầu tư lý tưởng sau khủng hoảng kinh tế kéo dài?

 đầu tư gì sau khủng hoảng kinh tế

Đại dịch Covid-19 kéo dài đã gây ra chuỗi tác động sâu sắc tới tình hình kinh tế xã hội nói chung mà biểu hiện rõ rất nhất là đợt bán tháo lớn nhất trên thị trường kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Tuy nhiên, tính đến nay, mặc dù các nền kinh tế chính vẫn chưa mở cửa hoàn toàn cho các biện pháp hạn chế, thị trường tài chính toàn cầu đã có bước phục hồi đáng kinh ngạc với sự tham gia ồ ạt của hàng loạt nhà đầu tư mới vào thị trường chứng khoán – kênh đầu tư đang ngày càng chứng tỏ được sức hấp dẫn nhờ sự an toàn và ổn định theo thời gian.

Suy thoái kinh tế chắc chắn là điều không thể tránh khỏi trong tương lai. Đặc biệt với các nhà đầu tư mới, những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư tài chính, việc tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi chung về khủng hoảng kinh tế, những tác động tới thị trường, cũng như những kênh đầu tư an toàn trong giai đoạn khủng hoảng… luôn là mối quan tâm hàng đầu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đầu tư gì sau khủng hoảng kinh tế để bảo toàn và phát triển nguồn vốn của bạn trước những đợt sóng khủng hoảng kinh tế trong tương lai.

Sơ lược về khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng kinh tế (Economic Crisis) xảy ra khi các định chế tài chính gặp khó khăn trong thanh khoản hoặc giá trị tài sản rớt giá với tốc độ nhanh. Trong cả hai trường hợp, hậu quả chung xảy ra là tình trạng bán tháo. Hiểu đơn giản, đó có thể là tình trạng lạm phát hoặc thất nghiệp gia tăng, thị trường chứng khoán sụp đổ, …

Các cuộc khủng hoảng tài chính thường chỉ xảy ra trong một khu vực địa lý, một đất nước hoặc một loại hình tài sản nào đó nhưng trong thời đại này, phạm vi của suy thoái kinh tế thường dễ lan rộng trên toàn cầu. Nguyên nhân là bởi trong vài thập kỉ trở lại đây, sự tự do hóa trong tài chính đã góp phần thúc đẩy mối quan hệ mật thiết giữa các thị trường tài chính quốc tế.

Khủng hoảng tài chính có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: xung đột vũ trang dẫn đến thị trường sụp đổ, đại dịch toàn cầu, vỡ bong bóng đầu cơ… Dù trong bất cứ tình huống nào, các nhà đầu tư cũng cần phải chuẩn bị tinh thần và nguồn lực sẵn sàng ứng phó với khủng hoảng kinh tế để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy đến với các danh mục đầu tư, đồng thời tận dụng cơ hội tiềm năng để gia tăng lợi nhuận.

Việt Nam từng chịu ảnh hưởng nặng nề do cuộc khủng hoảng kinh tế tại Thái Lan năm 1997, tiếp đó là ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng bất động sản ở Mỹ vào năm 2008. Và mới đây nhất, đại dịch Covid-19 từ cuối năm 2019 đã gây ra tác động nặng nề tới nền kinh tế toàn cầu khi các trung tâm kinh tế lớn bị phong tỏa, người dân bị cách ly tại nhà, chi tiêu sụt giảm mạnh với hàng loạt doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí phải giải thể. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn là một trong số ít các quốc gia duy trì được mức tăng trưởng dương trong năm 2020 – năm đỉnh của đại dịch.

Bí kíp sống sót khi đầu tư sau khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng kinh tế là điều không thể tránh khỏi, do đó nhà đầu tư nên học cách phân tích, nhận định, dự đoán tình hình thị trường, đồng thời trang bị kiến thức và tâm lý ổn định cho bản thân. Chấp nhận thua lỗ trong mức độ cho phép để tạm rời khỏi thị trường cũng là một giải pháp cần được xem xét để đảm bảo mục tiêu tiên quyết là bảo vệ nguồn vốn.

Trên thực tế, trong nguy có cơ, bên cạnh rủi ro vẫn luôn tồn tại những cơ hội và tiềm năng mà nhà đầu tư hoàn toàn có thể tận dụng. Theo đó, nhà đầu tư cần lưu ý “bỏ túi’ những tuyệt chiêu sau để “sống sót” sau khủng hoảng tài chính:

Đa dạng hóa danh mục đầu tư


Một nguyên tắc luôn đúng trong đầu tư: “Không bao giờ đặt hết trứng vào một giỏ”. Việc sở hữu một danh mục đầu tư đa dạng sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu tối đa rủi ro cũng như nâng cao khả năng sinh lời. Tùy vào khẩu vị rủi ro của mỗi cá nhân, các danh mục đầu tư có thể bao gồm một vài hạng mục rủi ro thấp (trái phiếu chính phủ, vàng, tiền mặt, cổ phiếu hưởng cổ tức) và các hạng mục rủi ro cao hơn nhưng khả năng sinh lời cũng cao hơn (tiền điện tử, cổ phiếu tăng trưởng…)

Tích lũy tiền mặt

Việc tích trữ tiền được chia ra làm 7 loại hình sau: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vàng, tiền điện tử (tiền ảo), cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản. Tùy vào tình hình thị trường hoặc nhu cầu cá nhân mà tỉ lệ phân chia tích lũy này có thể thay đổi linh hoạt.

Tiền mặt cũng có những lợi thế nhất định, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Phương thức này phù hợp với những người chưa biết cách phân bổ nguồn vốn vào các khoản đầu tư. Ít nhất thì khi giữ tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định, bạn sẽ cảm thấy yên tâm và đồng tiền trong tay bạn sẽ ít chịu ảnh hưởng bởi tác động trên thị trường.

Lựa chọn thời điểm đầu tư

Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa, thời điểm đầu tư luôn là một yếu tố quan trọng mang tính “sống còn” trong bối cảnh biến động xảy ra nhanh như hiện nay. Không ai có thể dự đoán thời điểm ra quyết định hoàn hảo một cách tuyệt đối, song nhà đầu tư hoàn toàn có thể học cách nhận định, phân tích và lựa chọn cho mình một thời điểm đầu tư phù hợp, thường sau khi biến động kinh tế qua đi, khả năng mang lại hiệu quả khi đưa ra quyết định đầu tư sẽ tăng lên rất nhiều.

Quan sát thị trường

Những tác động sâu rộng của đại dịch Covid-19 vừa qua là minh chứng điển hình cho tầm ảnh hưởng của biến động thế giới nói chung đối với thị trường kinh tế. Do đó, khi đầu tư vào bất cứ một tài sản nào, nhà đầu tư cũng cần dành thời gian theo dõi, quan sát, đánh giá, nhận định thị trường cả trong và ngoài nước để dự đoán trước được những ảnh hưởng có thể xảy đến với các danh mục đầu tư của mình.

Đầu tư theo giai đoạn

Trước những biến động khó lường của tình hình xã hội hiện nay, phương pháp đầu tư tổng hợp (đầu tư tất cả các hạng mục cùng một lúc) có vẻ là một chiến thuật tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. Chính bởi vậy, đầu tư theo giai đoạn được xem là một giải pháp hợp lý để giảm thiểu rủi ro. Theo đó, nhà đầu tư sẽ chia nhỏ nguồn vốn và cân nhắc đầu tư theo từng giai đoạn phụ thuộc vào biến động của thị trường.

Đầu tư vào kiến thức

Chìa khóa thành công cho mọi lĩnh vực đầu tư chính là sự bình tĩnh và sáng suốt, không để cảm xúc chi phối bạn trong việc ra quyết định đầu tư. Để làm được điều này, nhà đầu tư cần phải tự trang bị cho mình đầy đủ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thị trường. Đó không chỉ là kiến thức về tài chính, kinh tế vi mô, vĩ mô mà còn về quản trị rủi ro, quản lý cảm xúc,… Đây là yếu tố tiên quyết giúp nhà đầu tư tự tin và đầu tư hiệu quả hơn nhiều so với việc đầu tư theo cảm tính.

Đầu tư vào sức khỏe

Đại dịch Covid-19 một lần nữa nhắc nhớ chúng ta về tầm quan trọng của sức khỏe, rằng sức khỏe mới chính là tài sản quý giá nhất và giá trị hơn bất cứ danh mục tài sản nào của chúng ta. Trong bối cảnh dịch bệnh khó lường, tất cả chúng ta cần phải đầu tư nhiều hơn vào việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Bởi lẽ một khi có bệnh, bạn sẽ không biết trước được mình sẽ cần phải tiêu tốn bao nhiêu chi phí, sức lực và thời gian để lấy lại sức khỏe ban đầu.

Chuẩn bị tinh thần thép để nắm bắt cơ hội

Những gì xảy đến với bạn không quan trọng bằng cách bạn nhìn nhận và phản ứng với nó. Điều này lại càng đúng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Trong khi phần lớn nhà đầu tư bi quan xem đó là điều khủng khiếp thì một số khác lại coi đây là cơ hội kiếm lời, tận dụng thời cơ mọi người bán tháo tài sản tích lũy với giá rẻ để mua lại với giá hời và bán lại với giá cao hơn khi khủng hoảng đi qua.

Các kênh đầu tư sau khủng hoảng kinh tế

Đầu tư chứng khoán

Chứng khoán là loại tài sản đầu tư có thể tăng hoặc giảm không theo một quy luật nào. Nhà đầu tư thu về lợi nhuận nhờ sự chênh lệch giá mua bán hoặc hưởng cổ tức từ doanh nghiệp phát hành. Theo đó, việc biến động giá chứng khoán phụ thuộc vào hai yếu tố: yếu tố cơ bản và yếu tố kỹ thuật.

Cụ thể, yếu tố cơ bản đến từ tác động của nền kinh tế vĩ mô, tình hình kinh tế chính trị, ngành nghề, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong khi yếu tố kỹ thuật gồm nhu cầu thị trường, tâm lý, thị hiếu của các nhà đầu tư.

Để thành công trên trường chứng khoán, nhà đầu tư cần phải có năng lực nhận định, phân tích, dự báo và xử lý tình huống, đồng thời trang bị cho bản thân vốn kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm từ các chuyên gia hoặc những tổ chức tài chính uy tín.

Chứng khoán đang ngày càng chứng tỏ sức hấp dẫn của một kênh đầu tư an toàn hiệu quả với hiệu suất sinh lời cao, đặc biệt khi có được sự hỗ trợ đắc lực từ Chính phủ, các ngành nghề và doanh nghiệp. Mặc dù vậy, thị trường chứng khoán luôn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp khó lường và hoàn toàn có thể sụp đổ khi gặp phải những biến động lớn như khủng hoảng kinh tế.

Xem thêm:
> Cẩm nang chứng khoán dành cho người mới bắt đầu
> Bắt đầu đầu tư chứng khoán với bao nhiêu tiền?

Đầu tư vàng

Vàng được nhận định là kênh trú ẩn an toàn trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Việc tích trữ vàng không chỉ góp phần bảo việc giá trị tài sản đầu tư theo thời gian mà còn chống lại tình trạng mất giá mạnh của tiền mặt. Song loại tài sản này cũng đòi hỏi nhà đầu tư phải xác định rõ mục tiêu cũng như nắm bắt được thông tin thị trường, biến động giá vàng không chỉ chịu ảnh hưởng bởi mối quan hệ cung – cầu mà còn do các lực lượng đầu cơ tích trữ và các rủi ro tiền tệ.

Đầu tư vào thương mại điện tử

Thương mại điện tử là lĩnh vực hiếm hoi phát triển vượt bậc trong và sau đại dịch Covid với tiềm năng vô cùng to lớn. Các nhà đầu tư hiện đang đổ xô vào việc xây dựng và phát triển các gian hàng của mình trên những sàn thương mại điện tử hàng đầu hiện nay như Tiki, Shopee, Lazada, Sendo… Hình thức này không đòi hỏi nguồn vốn quá lớn mà lại có thể mang tới lợi nhuận đáng kể. Ngay cả khi đại dịch có thể kéo dài hoặc biến động phức tạp trong thời gian tới, kênh đầu tư này vẫn hứa hẹn khả năng phát triển bền vững và sinh lời ổn định cho nhà đầu tư.

Đầu tư bất động sản

Dù thị trường bất động sản cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng của đại dịch, song đây vẫn là loại hình đầu tư đảm bảo tính ổn định và hiệu quả sinh lời về lâu dài cho nhà đầu tư, đặc biệt với phân khúc đất nền. Tuy nhiên với những nhà đầu tư mới chưa có nguồn vốn đủ mạnh thì cần cân nhắc và cẩn trọng, đặc biệt về vấn đề đề pháp lý (có phải chính chủ, đầy đủ giấy tờ hợp lệ hay không,…), có thể cân nhắc đầu tư nhóm để chia sẻ kinh nghiệm và giảm thiểu rủi ro.

Với những chia sẻ về đầu tư sau khủng hoảng kinh tế, hi vọng nhà đầu tư sẽ có thêm kiến thức để lựa chọn kênh đầu tư phù hợp cho bản thân.

Powered by Froala Editor