Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang được cải tiến không ngừng và ngày càng phát huy tốt hơn vai trò là kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp tham gia thị trường. Cùng với sự phát triển của thị trường, các sản phẩm tài chính khác ngoài cổ phiếu, trái phiếu như chứng khoán phái sinh cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý nhà đầu tư những kiến thức chứng khoán phái sinh hữu ích về sản phẩm chứng khoán phái sinh và các loại hợp đồng phái sinh đang được giao dịch phổ biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó nhà đầu tư có cái nhìn bao quát hơn về chứng khoán phái sinh và làm quen với loại công cụ tài chính khá mới lạ này.

Kiến thức chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là gì?

Từ trước đến nay, nhiều nhà đầu tư thường nghĩ rằng chỉ có thể kiếm được tiền trên thị trường chứng khoán khi giá cổ phiếu đi lên bởi vì khi thị trường đi lên thì giá sẽ tăng và nhà đầu tư sẽ có lời và ngược lại. Tuy nhiên, trên thực tế ngay cả khi thị trường đi xuống, vẫn có những công cụ tài chính cho phép chúng ta tạo ra lợi nhuận từ sự sụt giảm của giá cổ phiếu. Công cụ đó chính là chứng khoán phái sinh.

Thuật ngữ phái sinh dùng để chỉ bản chất của chứng khoán phái sinh, đó là một loại chứng khoán hay một dạng hợp đồng tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào tính chất giao kèo của hợp đồng trên một tài sản cơ sở khác, một nhóm tài sản hoặc chỉ số nào đó. Những tài sản cơ sở hay được dùng cho hợp đồng dạng phái sinh gồm: cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ, lãi suất và chỉ số thị trường. Giá trị của hợp đồng phái sinh do đó cũng biến động cùng với giá trị của tài sản cơ sở. (Xem lại thuật ngữ thị trường chứng khoán)

Hợp đồng phái sinh được dùng với mục đích phòng ngừa rủi ro (hedging), đầu cơ, hoặc làm đòn bẩy tài chính. Hợp đồng phái sinh được thiết lập bởi hai hoặc nhiều bên và một số loại có thể giao dịch trên sàn giao dịch tập trung.

Ví dụ phái sinh hàng hóa

Ví dụ về hợp đồng phái sinh kỳ hạn. Nguồn: internet

 

Các loại hợp đồng phái sinh, đặc điểm, ưu nhược điểm:

Có 4 loại chứng khoán phái sinh cơ bản là: Hợp đồng tương lai, Hợp đồng quyền chọn,Hợp đồng kỳ hạn,Hợp đồng hoán đổi.

1. Hợp đồng tương lai: một giao dịch được lên kế hoạch dựa trên sự thỏa thuận của hai bên, bắt buộc phải trao đổi một loại tài sản với mức giá xác định và tại một thời điểm xác định trước trong tương lai.

Ví dụ : Giả sử giá cổ phiếu (CP)TPB của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong ngày 19/09/2022 đang là 25.000VNĐ/CP, bạn dự đoán trong 6 tháng tới giá của CP này sẽ nằm ở dưới mức 30.000VNĐ/CP, trong khi đó bạn của bạn dự đoán CP sẽ tăng cao hơn 30.000VNĐ trong thời gian đó và bạn đồng ý bán số cổ phần TPB bạn nắm giữ với mức giá 30.000VNĐ/CP tại thời điểm 6 tháng sau.

successful negotiate and handshake concept, two businessman shake hand with partner to celebration partnership and teamwork, business deal 1103224 Stock Photo at Vecteezy

Sau 6 tháng :

Trường hợp 1 : giá của TPB vẫn giữ ở dưới mức 30.000VNĐ/CP cụ thể là giá tại thời điểm này vẫn là 25.000VNĐ/CP không đổi, như vậy bạn sẽ được lãi 5.000VNĐ/CP.

Trường hợp 2: giá của TPB tăng lên 35.000VNĐ/CP thì bạn sẽ lỗ và bạn của bạn sẽ lãi khoản tiền 5.000VNĐ/CP.

Quá trình trao đổi mua bán của bạn và người bạn của bạn đồng nghĩa 2 người đã tham gia vào một quá trình giao dịch chứng khoán phái sinh - Hợp đồng tương lai.

Tại Việt Nam hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đang là giao dịch được trao đổi, mua bán phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hợp đồng tương lai có đòn bẩy tài chính lớn, nên bạn có thể thu về khoản tiền lãi lớn hơn rất nhiều so với số vốn bạn đã bỏ ra và ngược lại, nếu tính toán sai thì đòn bẩy tài chính cũng sẽ làm bạn có nguy cơ thua lỗ nhiều tiền hơn so với số vốn ban đầu.

2. Hợp đồng quyền chọn: một thỏa thuận trong đó nhà đầu tư tham gia hợp đồng có quyền mua hoặc bán tài sản với một số lượng nhất định ở một mức giá được xác định trước, có thể xảy ra trước hoặc tại một thời điểm nhất định. Quyền khác với nghĩa vụ và cũng là khác biệt giữa hợp đồng quyền chọn so với hợp đồng tương lai. Nhà đầu tư nắm giữ quyền chọn có thể lựa chọn thực hiện quyền hay là không. Nếu thị trường thuận lợi theo hướng giả định, nhà đầu tư có thể thực hiện quyền để kiếm lời. Nhưng nếu thị trường không thuận lợi, họ có thể từ bỏ không thực hiện quyền. Đây là đặc điểm cơ bản giữa hợp đồng quyền chọn so với các tài sản phái sinh khác như là hợp đồng tương lai hay hợp đồng kỳ hạn.

Ví dụ: Nếu nhà đầu tư mua quyền chọn mua, tức là họ đang dự đoán giá cổ phiếu sẽ tăng và khi thực tế giá tăng họ sẽ thu về lợi nhuận lớn hơn so với mức tăng của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cơ sở do có đòn bẩy tài chính cao. Ngược lại nếu cổ phiếu giảm, họ có thể từ bỏ không thực hiện quyền và lỗ tối đa là khoản phí mua quyền chọn.

Nếu nhà đầu tư mua quyền chọn bán, tức là họ dự đoán giá cổ phiếu sẽ giảm, nếu giá tăng họ sẽ lỗ tối đa khoản phí mua quyền, còn nếu giá giảm họ sẽ thu về khoản lợi nhuận lớn hơn bằng việc thực hiện quyền.

Hợp đồng quyền chọn thường được sử dụng cho mục đích là bảo hiểm cho một khoản đầu tư hoặc đầu cơ đối với hàng hóa cơ sở như là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF, trái phiếu…Tuy nhiên, do có cách tính phí hơi phức tạp đi kèm với thanh khoản thấp nên hợp đồng quyền chọn thường kém hấp dẫn hơn so với các công cụ phái sinh khác.

3. Hợp đồng kỳ hạn: một hợp đồng phái sinh giữa bên bán và bên mua về việc giao dịch một loại tài sản cơ sở vào một thời điểm cụ thể trong tương lai tại mức giá được xác định từ trước.

Với đặc điểm là giao kèo giữa hai chủ thể tham gia hợp đồng, hợp đồng kỳ hạn rất đa dạng về chủng loại hàng hóa cơ sở chứ không bị bó hẹp trong danh mục một số tài sản nhất định được thẩm định và lên danh mục bởi sở giao dịch chứng khoán (đơn vị trung gian giao dịch) như với hợp đồng tương lai, đồng thời đáp ứng linh hoạt hơn mục đích phòng ngừa rủi ro của hợp đồng (hedging) là tránh cho tài sản cơ sở bị tác động bởi rủi ro giảm giá hay biến động lãi suất bất lợi trong tương lai.

Vậy hợp đồng kỳ hạn khác gì so với hợp đồng tương lai?

- Hợp đồng kỳ hạn sẽ không được chuẩn hóa điều khoản, giá trị hay khối lượng tài sản như so với hợp đồng tương lai (được niêm yết & giao dịch trên sàn), do đó tài sản cơ sở của hợp đồng này có thể là bất kì loại tài sản nào.

Hợp đồng kỳ hạn được thỏa thuận và giao dịch giữa 2 bên ký kết hợp đồng (thị trường phi tập trung OTC) trong khi hợp đồng tương lai được giao dịch trên thị trường tập trung, do đó người tham gia hợp đồng kỳ hạn không qua trung gian và không phải trả bất kỳ khoản phí nào.

Tính thanh khoản của hợp đồng kỳ hạn thấp hơn so với hợp đồng tương lai, rủi ro đối với hợp đồng kỳ hạn cũng vì thế mà cao hơn so với hợp đồng tương lai. Trong trường hợp nhận thấy rủi ro cao hay nhu cầu đối với tài sản cơ sở thay đổi thì việc chuyển nhượng hợp đồng hay đóng hợp đồng kỳ hạn bằng một vị thế đối lập cũng rất khó khăn do các giao dịch của loại hợp đồng này không phổ biến trên thị trường.

Đối với hợp đồng kỳ hạn, các bên ký kết hợp đồng không cần phải thực hiện ký quỹ và không có trung gian đứng ra thanh toán bù trừ lãi/lỗ cho các bên tham gia khi hợp đồng đáo hạn, do đó rủi ro thanh toán của hợp đồng kỳ hạn cao hơn hợp đồng tương lai là loại hợp đồng mà bắt buôc người tham gia phải ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của mình.

.

All You Need to Know About Futures Contracts

4. Hợp đồng hoán đổi: một thỏa thuận dạng hợp đồng giữa hai bên đối tác, theo đó các bên đồng ý thực hiện các khoản thanh toán định kì cho nhau, hay là đồng ý trao đổi các luồng tiền trong tương lai theo một phương thức đã định sẵn và trong một khoản thời gian xác định trước và có hiệu lực từ ngày khởi đầu (được gọi là ngày định giá) và chấm dứt vào ngày kết thúc (được gọi là ngày đáo hạn) của hợp đồng.

Các loại hợp đồng hoán đổi bao gồm:

Hợp đồng hoán đổi lãi suất: là một hợp đồng phái sinh mà theo đó một bên trao đổi dòng lãi suất này để lấy dòng tiền mặt của một bên khác.

Các điều khoản của một họp đồng hoán đổi lãi suất bao gồm: ngày bắt đầu hợp đồng, thời hạn hợp đồng, mức lãi suất làm cơ sở thanh toán (lãi suất cố định và thả nổi), tần suất thanh toán luồng tiền, giá trị danh nghĩa của hợp đồng và đồng tiền định danh.

Hợp đồng hoán đổi tiền tệ: là một hợp đồng trao đổi ngoại tệ. Theo đó hai bên sẽ thực hiện trao đổi khoản tiền gốc và lãi cố định của một khoản vay để lấy một khoản tiền gốc và lãi cố định tương đương một khoản vay của một loại đồng tiền khác. Hoán đổi tiền tệ thường kết hợp với hoán đổi lãi suất.

Hợp đồng hoán đổi tín dụng: là một hợp đồng phái sinh tín dụng mà theo đó bên mua sẽ thanh toán một khoản tiền định kỳ cho bên bán, ngược lại thì bên mua sẽ nhận được một khoản bồi thường nếu danh mục tài sản nắm giữ cơ sở bị mất khả năng thanh toán.

  • Hợp đồng hoán đổi hàng hóa: là một thỏa thuận mà trong đó giá thả nổi của hàng hóa được trao đổi lấy giá cố định trong một khoảng thời gian xác định. Chẳng hạn, nhà sản xuất muốn cố định thu nhập từ hàng hóa của mình thì có thể tham gia hợp đồng hoán đổi hàng hóa với một ngân hàng để hoán đổi dòng tiền biến động của hàng hóa lấy dòng tiền cố định do ngân hàng chi trả cho nhà sản xuất, đổi lại nhà sản xuất chấp nhận trả cho ngân hàng một khoản phí tương đương với giá mua hợp đồng hoán đổi.. Tác dụng của việc thamg gia hợp đồng là doanh nghiệp có thể ổn định kế hoạch kinh doanh trong dài hạn, giảm bớt những yếu tố biến động của thị trường.

Hợp đồng hoán đổi chứng khoán: vốn là hợp đồng hoán đổi mà tổ hợp các dòng tiền được thỏa thuận trao đổi giữa hai bên vào một ngày xác định trong tương lai. Hoán đổi vốn chủ sở hữu tương tự như hoán đổi lãi suất, nhưng thay cho một bên là lãi suất cố định thì nó dựa trên lợi nhuận của chỉ số vốn chủ sở hữu. Ví dụ: một bên sẽ trả tiền thả nổi (thường theo LIBOR) và nhận lợi nhuận từ chỉ số cổ phiếu được thỏa thuận trước liên quan đến số tiền danh nghĩa của hợp đồng. Hoán đổi cổ phần cho phép các bên có khả năng hưởng lợi từ lợi nhuận của chứng khoán vốn cổ phần hoặc chỉ số mà không cần sở hữu cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ ETF neo theo chỉ số.

Ưu điểm của Hợp đồng hoán đổi (HĐHĐ):

Phòng ngừa được rủi ro biến động về giá trong trường hợp đã có những dự toán và kế hoạch cho tương lai, thỏa mãn nhu cầu về mua bán tại thời điểm HĐ có hiệu lực và cũng thỏa mãn nhu cầu mua bán vào ngày đáo hạn. Nếu ai đó muốn có sự chắc chắn về dòng tiền trong tương lai thì HĐHĐ là một công cụ dự phòng rủi ro tuyệt vời.

Nhược điểm của HĐHĐ:

Là HĐ bắt buộc thực hiện khi đáo hạn bất kể biến động giá trên thị trường tại thời điểm đáo hạn. Nếu giá thay đổi theo chiều hướng không tốt như dự đoán thì thiệt hại sẽ rất lớn. Ngoài ra, hợp đồng hoán đổi chỉ quan tâm đến giá tại ngày có hiệu lực và ngày đáo hạn mà bỏ qua quá trình thay đổi giá giữa hai thời điểm đó, nên HĐHĐ chỉ phù hợp là công cụ bảo hiểm rủi ro, tránh thất thoát tài sản hơn là nhu cầu kinh doanh hay đầu cơ kiếm lời.

Chứng khoán Cơ Bản: Chứng khoán phái sinh lợi ích, rủi ro khi giao dịch

Chứng khoán phái sinh, và những lợi ích cũng như rủi ro xem tại đây

Loại hình chứng khoán phái sinh nào đang được áp dụng tại thị trường chứng khoán Việt Nam?

Trong các hợp đồng trên, hợp đồng tương lai là sản phẩm phái sinh đầu tiên được áp dụng tại thị trường chứng khoán Việt Nam (từ năm 2017), cụ thể đó là hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ.

Để có thể hiểu rõ hơn về hợp đồng tương lai, chúng ta hãy so sánh một số đặc điểm giữa hợp đồng tương lai với cổ phiếu:

 Cổ PhiếuHợp đồng tương lai 
Giao dịchQua sàn giao dịch hoặc OTCQua sàn giao dịch
Đại diện choQuyền sở hữu doanh nghiệpThỏa thuận mua hoặc bán tài sản trong tương lai tại một mức giá
Phát hành bởiDoanh nghiệpBên mua và bên bán khi tạo lệnh trên thị trường
Số lượng phát hànhTùy theo quy mô vốn doanh nghiệpVô hạn
Dòng tiềnCó thể nhận cổ tứcDòng tiền ra hoặc vào tài khoản dựa trên thay đổi giá thị trường của hợp đồng
Bán khốngKhông
Thời gian nắm giữVô hạn

Có thời hạn

Thời gian đáo hạn cố định, thường ít hơn một năm

Mua vàoBằng tiền mặt hoặc dùng ký quỹPhải dùng ký quỹ
Rủi ro nắm giữNếu mua bằng tiền mặt thì cổ phiếu có thể giữ hết đến thời gian đầu tưTùy thuộc vào sự thay đổi của giá thị trường, nếu dưới tỷ lệ ký quỹ ban đầu có thể bị gọi ký quỹ

Thông qua những đặc điểm khác biệt so với cổ phiếu của hợp đồng tương lai nêu trên mà nhà đầu tư có thể dùng hợp đồng tương lai VN30 để giảm thiểu rủi ro cho danh mục, đầu cơ hoặc đa dạng hóa danh mục của mình.
Ví dụ để giảm thiểu rủi ro cho danh mục đầu tư, bạn đang có dự định mua vào một số cổ phiếu, tuy nhiên thị trường đang có những biến động tiêu cực, vậy nên để giảm rủi ro bạn thực hiện đồng thời vừa mua cổ phiếu vừa bán khống hợp đồng tương lai VN30. Việc bán khống hợp đồng VN30 có thể giúp bạn phòng ngừa đc rủi ro khi thị trường suy giảm khi thực hiện việc mua cổ phiếu.

Bạn có thể tham khảo thêm về quy trình giao dịch chứng khoán phái sinh

Tìm hiểu kiến thức chứng khoán phái sinh tại đây

Kết luận

Có nhiều công cụ chứng khoán phái sinh nhằm giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro hoặc đầu cơ trước sự biến động của thị trường hàng hóa cơ sở, mỗi loại có ưu điểm và nhược điểm riêng, đòi hỏi nhà đầu tư phải có một trình độ hiểu biết nhất định về sản phẩm để có thể sử dụng chúng một cách linh hoạt và hữu hiệu. Ở thời điểm hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ áp dụng cho giao dịch tập trung với sản phẩm hợp đồng tương lai và chỉ mới có hợp đồng thanh lý chỉ số VN30 là nhà đầu tư cá nhân có thể tiếp cận được, còn hợp đồng tương lai trái phiếu là cuộc chơi của các tổ chức.  Sự quan tâm ngày càng tăng của nhà đầu tư Việt nam với sản phẩm đầu tiên trên thị trường chứng khoán phái sinh chứng tỏ sự hấp dẫn riêng của thị trường này, đặc biệt trong thời kỳ biến động mạnh của thị trường cổ phiếu. Đây là tiền đề để các sản phẩm chứng khoán phái sinh tiếp theo như hợp đồng quyền chọn chỉ số cổ phiếu, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn cổ phiếu được triển khai và từng bước giúp đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường.

Powered by Froala Editor