Ngoại hối là gì? 

Ngoại hối được định nghĩa theo Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF) là một tài sản ngoại tệ. Chúng được các cơ quan tiền tệ của một quốc gia sử dụng để đáp ứng việc cân bằng thanh toán tài chính. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái đến thị trường tiền tệ và các mục đích liên quan khác.

Dự trữ ngoại hối nhà nước là gì?

Dự trữ ngoại hối nhà nước hay còn gọi là dự trữ ngoại hối hoặc dự trữ ngoại tệ là lượng ngoại tẹ mà ngân hàng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ của một quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ. Đây là một loại tài sản cảu Nhà nước được cất giữ dưới dạng ngoại tệ nhằm mục đscih than đoán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia.

Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của ngân hàng nhà nước gồm có:

  • Dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức là phần tài sản bằng ngoại hối thuộc sở hữu Nhà nước được chính phủ giao cho Ngân Hàng Nhà Nước quản lý trực tiếp.
  • Tiền tệ gửi ngoại tệ và vàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hay còn được gọi là tổ chức tín dụng. Và Kho bạc nhà Nước gửi tại Ngân Hàng Nhà Nước.
  • Các nguồn ngoại hối khác.

Tại sao phải có dự trữ ngoại hối nhà nước? 

Nguồn dự trữ bao gồm nhiều hình thức tài sản khác nhau: tiền giấy, tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu kho bạc, vàng, quyền rút vốn của IMF, quyền rút vốt đặc biệt hay còn được gọi là SDR và các chứng khoán khác của chính phủ. Có thể thấy dự trữ ngoại hối đóng nhiều vai trò quan trọng khác nhau, sau đây là một số lí do mà dự trữ ngoại hối nhà nước có tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ của một quốc gia:

  • Một khi lượng dự trữ ngoại tăng lên sẽ giúp cho Ngân hàng Nhà nước có nhiều hình thức và giải pháp phù hợp trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Đặc biệt nhất là, chúng tạo nên sự thuận lợi trong việc điều hành linh hoạt và ổn định tỷ giá, nâng cao giá trị tiền đồng. Kéo theo đó, gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài cũng như đại bộ phận dân chúng trong nước hơn hẳn.
  • Việc thị trường ngoại hối ổn định sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài tự tin tham gia, góp vốn đầu tư vào thị trường trong nước ta. Bởi, họ ít phải lo ngại về rủi ro tỷ giá, từ đó càng giúp thu hút được nguồn vốn ngoại tệ, đồng thời cũng giúp Ngân hàng của Nhà nước có thêm cơ hội gia tăng dự trữ ngoại hối nhiều hơn. Đồng thời, khi lượng dự trữ ngoại hối tăng mạnh, chúng sẽ lại quay ngược giúp nhà điều hành có thêm công cụ, nguồn lực để ổn định tỷ giá khi cần thiết.
  • Dự trữ ngoại hối tăng lên mạnh cũng có thể giúp nâng cao xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam trong tương lai, nhất là khi khả năng trả nợ đã tăng lên đáng kể.
  • Thời gian gần đây, phí hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) kỳ hạn 5 năm của Việt Nam đã giảm thêm từ 7.37 điểm cơ bản xuống chỉ còn 113.77 điểm cơ bản. Đây là mức thấp nhất trong tháng 1 đầu năm nay. Việc này giúp chính phủ giảm được chi phí vay vốn nếu có kế hoạch phát hành trái phiếu ngoại tệ trên thị trường quốc tế trong thời gian tới.
  • Bên cạnh đó, việc Ngân hàng Nhà nước mua vào ngoại tệ mạnh mẽ và bơm một lượng tiền tệ tương ứng ra thị trường chính là tạo điều kiện để tính thanh khoản hệ thống ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức cao. Kết quả là để mặt bằng lãi suất vẫn khá ổn định trong giai đoạn thanh khoản thường chịu áp lực cuối năm (Ngo, 2022).

Các hình thức dự ngoại hối

Các hình thức dự trữ phổ biến nhất của dữ dữ ngoại hối hiện nay bao gồm:

  • Dữ trữ ngoại hối bằng tiền mặt, số dư của tiền gửi bằng ngoại tệ ở ngân hàng nước ngoài
  • Dự trữ vàng và một số hình thức khác.
  • Dự trữ trái phiếu, hối phiếu, hoặc các giấy tờ ghi nợ khác của ngân hàng chính phỉ nước ngoài hoặc các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế và các ngân hàng ở nước ngoài.
  • Hình thức một số quốc gia có lượng dự trữ ngoại tệ lớn trên thế giới.

Cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước

  1. Ngân hàng Nhà nước quy định cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm:
  • Quy định về tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư áp dụng với dự trữ ngoại hối nhà nước.
  • Quy định về cơ cấu đầu tư áp dụng với dự trữ ngoại hối chính thức, bao gồm cơ cấu đầu tư của Quỹ dự trữ ngoại hối và cơ cấu đầu tư của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.
  1. Cơ sở xây dựng cơ cấu đầu tư của Quỹ dự trữ ngoại hối:
  • Xu hướng biến động tỷ giá, lãi suất và giá vàng trên thị trường quốc tế.
  • Tình hình đầu tư vào các loại ngoại tệ và vàng trong dự trữ quốc tế của các nước trên thế giới theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế.
  1. Cơ sở xây dựng cơ cấu đầu tư của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng:
  • Mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và giá vàng.
  • Tình hình biến động tỷ giá và giá vàng trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế.
  • Tình hình sử dụng các loại ngoại tệ trong thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và trả nợ nước ngoài của Việt Nam.
  • Hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong từng thời kỳ.
  1. Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư:
  • Quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước.
  • Dự báo diễn biến tình hình thị trường tài chính quốc tế và thị trường ngoại hối trong nước.
  • Hệ thống xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín trên thế giới (Quoc, 2018).

Khám phá:

Xu hướng dự trữ ngoại hối

Kế hoạch đầu tư và các bước để lập kế hoạch đầu tư cho người mới

Powered by Froala Editor