Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận là một trong những mục tiêu quan trọng mà các doanh nghiệp hướng đến. Những chỉ tiêu về lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được thể hiện khá đầy đủ trên báo cáo tài chính, cụ thể là ở bảng báo cáo kết quả kinh doanh (KQKD). Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về nội dung, cách phân tích cũng như những lưu ý trong quá trình phân tích báo cáo KQKD, chúng ta cùng tìm hiểu qua một số nội dung khi phân tích BCTC này của doanh nghiệp.

báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là gì?

Theo mục a khoản 1 điều 112 TT200/2014/TT-BTC thì Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính và kết quả từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, báo cáo KQKD là một bảng tổng hợp các nội dung liên quan đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận của một doanh nghiệp. Báo cáo KQKD giúp nhà đầu tư có được cái nhìn khái quát về việc doanh nghiệp đã thu về được bao nhiêu tiền từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ báo cáo cũng như những khoản chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra..., và cuối cùng lợi nhuận mà doanh nghiệp mang lại cho cổ đông là bao nhiêu sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế đối với nhà nước. Phân tích chí tiết BCKQ kinh doanh nhà đầu tư có thể thấy được sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang tốt lên hoặc xấu đi.

Xem lại:

Báo cáo Kết quả kinh doanh có những nội dung gì?

Theo mẫu B02-DN được quy định trong TT200 thì có 19 khoản mục trong báo cáo KQKD, tuy nhiên các khoản mục này có thể được gom lại thành 3 nhóm chính: (1) Doanh thu (2) Chi phí và (3) Lợi nhuận.

Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các khoản liên quan đến hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ; doanh thu từ hoạt động tài chính (ví dụ khoản thu từ lãi cho vay) và doanh thu khác.

Chi phí của doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí liên quan đến giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính (ví dụ khoản chi trả lãi vay), các khoản chi phí khác cũng như các khoản liên quan đến thuế TNDN đóng cho nhà nước.

Lợi nhuận của doanh nghiệp có thể bao gồm các chỉ tiêu: lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận khác, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế.

Ví dụ: Bảng báo cáo KQKD của  công ty X (đvt: tỷ đồng) như sau:

STTChỉ tiêuCuối kìĐầu kì
1Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ150.865 91.279 
2Các khoản giảm trừ doanh thu-1.185 -1.160 
3Doanh thu thuần149.679 90.118 
4Giá vốn hàng bán-108.571 -71.214 
5Lãi gộp41.108 18.904 
6Thu nhập tài chính3.071 1.004 
7Chi phí tài chính-3.731 -2.837 
Trong đó: Chi phí tiền lãi vay-2.525 -2.191 
8Chi phí bán hàng-2.120 -1.090 
9Chi phí quản lý DN-1.324 -690 
10Lãi/Lỗ từ hoạt động kinh doanh37.008 15.292 
11Thu nhập khác796 654 
12Lãi lỗ trong công ty liên doanh, liên kết
13Thu nhập/Chi phí khác-748 -589 
14Lãi/Lỗ ròng trước thuế37.056 15.356 
15Thuế TNDN - hiện thời-2.855 -1.784 
16Thuế TNDN - Hoãn lại319 -66 
17Lãi/Lỗ ròng sau thuế34.520 13.506 
18Lợi ích của cổ đông thiểu số42 55 
19Lãi/Lỗ thuần của cổ đông công ty mẹ34.478 13.450 

Ghi chú: Các khoản mục liên quan đến lợi nhuận được in đậm, các khoản liên quan đến chi phí có màu đỏ, trong một số báo cáo KQKD các khoản mục liên quan đến chi phí sẽ ghi trong ngoặc đơn hoặc thể hiện số âm

Nhà đầu tư có thể tham khảo bảng CĐKT của các doanh nghiệp niêm yết tại đây

Nhà đầu tư phân tích bảng báo cáo KQKD như thế nào?

- Để phân tích được khái quát báo cáo KQKD, nhà đầu tư có thể phân tích theo…. Cách sau:

1. Phân tích theo chiều ngang

So sánh chỉ tiêu cuối kì so với đầu kì để thấy được sự thay đổi của các chỉ tiêu phân tích về giá trị tuyệt đối (lấy số cuối kì trừ đi cho số đầu kì). Trong bảng báo cáo trên nhà đầu tư có thể thấy được doanh thu công ty X cuối kì tăng 59.586 tỷ đồng so với đầu kì. Hoặc lấy giá trị thay đổi chia cho số đầu kì để thấy được % tăng/giảm của chỉ tiêu phân tích. Ví dụ với báo cáo KQKD trên ta có

STTChỉ tiêuCuối kì (1)Đầu kì (2)

Thay đổi 

(3) = (1) – (2)

% thay đổi

(4) = (3)/(2)

3Doanh thu thuần149.679 90.118 59.561 66,09%
18Lãi/Lỗ ròng sau thuế34.520 13.506 21.014 155,59%

2. Phân tích theo chiều dọc

So sánh tỷ trọng chi phí, lợi nhuận trên doanh thu thuần, khi so sánh chỉ tiêu này nhà đầu tư sẽ thấy được trong 100 đồng doanh thu thuần của doanh nghiệp thì bao nhiêu đồng là chi phí và bao nhiêu đồng là lợi nhuận. Để tính chỉ tiêu này, nhà đầu tư lấy các khoản mục từ 3 đến 19 trên báo cáo KQKD trên chia cho doanh thu thuần.

STTChỉ tiêuCuối kìĐầu kìTỷ trọng cuối kìTỷ trọng đầu kìThay đổi
3Doanh thu thuần149.679 90.118    
4Giá vốn hàng bán-108.571 -71.214 72,5%79,0%-6,5%
18Lãi/Lỗ ròng sau thuế34.520 13.506 23,1%15,0%8,1%

Sử dụng hai phương pháp phân tích trên nhà đầu tư có thể thấy được (1) doanh nghiệp trong ví dụ minh họa có sự tăng trưởng rất tốt về doanh thu và lợi nhuận, cụ thể tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao hơn doanh thu. (2) trong 100 đồng doanh thu cuối kì thì giá vốn hàng bán chỉ chiếm 72,5 đồng ít hơn 6,5 đồng so với đầu kỳ; lợi nhuận sau thuế thu về là 23,1 đồng cao hơn nhiều so với 15 đồng của kỳ trước.

Phân tích báo cáo KQKD nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?

  • Các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận cần tăng trưởng qua các năm và tốc độ tăng cao hơn các chỉ tiêu chi phí thể hiện công ty đang có những tín hiệu rất tốt!
  • Tập trung vào đánh giá lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính vì chỉ tiêu này thể hiện tính ổn định và bền vững trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. 
  • Cần có sự so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, các chỉ tiêu bình quân ngành như tỷ trong giá vốn trên doanh thu, lợi nhuận sau thuế trên doanh thu… để thấy doanh nghiệp nhà đầu tư đang phân tích có thực sự vượt trội hay không?

Powered by Froala Editor