Thị trường chứng khoán mỗi ngày đều biến động không lường, có khi lên đó rồi lại xuống đó trong chốc lát, có lúc chỉ giảm vài ngày, có khi kéo dài hàng quý. Ở những lúc thị trường khó khăn như thế, có lẽ nỗi sợ lớn nhất của những nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán là call margin, force sell, hay còn gọi là bán giải chấp cổ phiếu. Vậy bán giải chấp cổ phiếu là gì?, và biện pháp để quản trị rủi ro tài sản được áp dụng như thế để bảo vệ nhà đầu tư sao cho hiệu quả nhất, hãy tìm hiểu cùng Vietcap .

Tỷ lệ CRM là gì

Thông thường, nhà đầu tư trên thị trường đều muốn tìm kiếm lợi nhuận nhiều và nhanh nên thường hay sử dụng đòn bẩy tài chính, tức là ngoài mua với số tiền hiện có nhà đầu tư còn vay thêm của công ty chứng khoán để mua cổ phiếu. (Tham khảo phân tích các chỉ số về cơ cấu tài chính)  Để tính toán tỷ lệ giữa tài sản thực có của nhà đầu tư và tổng tài sản dùng để mua cổ phiếu, trong chứng khoán sử dụng tỷ lệ CMR.

CMR là chỉ số để tính tỷ lệ giữa tài sản thực có của nhà đầu tư so với tổng tài sản đã mua chứng khoán, được tính toán theo công thức:

Mối liên hệ giữa tỷ lệ CMR và bán giải chấp cổ phiếu


Bán giải chấp cổ phiếu

Khi thị trường đang trong trạng thái downtrend, giá chứng khoán giảm liên tục nhiều ngày thì giá trị tài sản ròng của nhà đầu tư cũng giảm theo. Trong khi tổng tài sản (là giá trị tài sản để mua chứng khoán lúc ban đầu) là không đổi. Dẫn đến tỷ lệ CMR bị giảm.

Và khi giảm đến một mức độ nào đó, tài khoản nhà đầu tư sẽ bị báo động và cần phải có biện pháp để nâng tỷ lệ CMR lên, tránh cho công ty chứng khoán phải rơi vào tình thế mất tiền cho vay

Theo đó, có 2 cách để nâng tỷ lệ CMR lên:

Nộp tiền mặt vào: Khi nộp tiền mặt vào, tài sản ròng của nhà đầu tư tăng lên, dẫn đến tỷ lệ CMR tăng lên

Bán bớt cổ phiếu: Để tổng tài sản giảm xuống, cũng nâng được tỷ lệ CMR lên.

Thì hành động bán bớt cổ phiếu ở thời điểm này gọi là forcell, hay còn gọi là bán giải chấp cổ phiếu.

 Quy định tại Vietcap về tỷ lệ CMR

Tại Vietcap , có quy định rõ về quy trình bán giải chấp cổ phiếu để nhà đầu tư đưa lựa chọn biện pháp xử lý hợp lý để giải quyết vấn đề được tối ưu, các quy định đó như sau:

Khi tỷ lệ 30<=CMR<35%, Vietcap call margin khách hàng. Vietcap gửi thông báo để khách hàng chủ động nộp tiền hoặc bán bớt cổ phiếu để tỷ lệ CMR về trên 35%.

Nhưng nếu tỷ lệ CRM <30%, Vietcap yêu cầu nhà đầu tư phải nộp tiền hoặc bán bớt cổ phiếu để tỷ lệ ký quỹ về trên 35%, trường hợp nếu khách hàng không thực hiện, Vietcap sẽ bán giải chấp cổ phiếu

Một góc nhìn khác về bán giải chấp cổ phiếu

Bán giải chấp là điều mà cả công ty chứng khoán và nhà đầu tư đều không mong muốn, nhưng vì những lý do khách quan để bảo vệ công ty chứng khoán mà buộc phải thực hiện. Ai cũng biết rằng khi bán giải chấp cổ phiếu, thường thì cổ phiếu bị bán đang ở một mức giá thấp, nhà đầu tư đối mặt với việc chấp nhận thua lỗ. Nhưng xét ở một mặt nào đó, bán giải chấp cổ phiếu cũng có những mặt tích cực riêng:

• Bảo vệ công ty chứng khoán tránh khỏi tình trạng mất vốn khi cho vay

• Khi thị trường đang trong trạng thái giảm giá dài hạn, nhà đầu tư sẽ bị tâm lý thua lỗ mà không đành lòng bán cổ phiếu, dẫn đến lỗ càng thêm lỗ. Việc bán giải chấp cổ phiếu một cách bắt buộc cũng giúp hạn chế số tiền lỗ ngày một lớn hơn trong thị trường downtrend. Còn tiền thì mới còn có cơ hội để gỡ lại trong thị trường thuận lợi hơn

Biện pháp để bảo vệ nhà đầu tư tránh khỏi tình trạng bị bán giải chấp cổ phiếu

• Để chủ động phòng ngừa việc bán giải chấp cổ phiếu, nhà đầu tư phải biết bảo vệ mình thông qua các biện pháp sau đây:

• Chủ động nộp thêm tiền khi tỷ lệ CRM < 35% để nâng tỷ lệ CRM lên mức an toàn

• Quản trị dòng tiền một cách cẩn thận. Đặc biệt trong thị trường con gấu (thị trường downtrend) nhà đầu tư không nên sử dụng đòn bẩy tài chính mà chỉ nên sử dụng tiền mặt để mua. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính mục đích là để khuyếch đại lợi nhuận, nghĩa là chỉ sử dụng đòn bẩy trong thị trường uptrend.

• Tránh mua những cổ phiếu bị đầu cơ, bị đẩy giá cao. Việc giảm giá đột ngột của cổ phiếu trong nhiều ngày là nguyên nhân dẫn đến tình trạng force sell, và việc đó dễ xảy ra đối với những cổ phiếu lõm, những cổ phiếu bị thổi giá quá cao so với giá trị thực. Nên khi thị trường xuống, những cổ phiếu này càng có lý do để giảm nhiều hơn so với thị trường. Nên để tránh khỏi tình trạng này, nhà đầu tư nên mua những cổ phiếu có cơ bản tốt, có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng ổn định.

Tham khảo:

Kết luận

Qua bài viết này, Vietcap đã giải đáp các thắc mắc cho nhà đầu tư trong việc cổ phiếu bị bán giải chấp với một góc nhìn khách quan trong vấn đề này. Dù sao thì nhìn vào sự thật làm cho người ta đưa ra hướng đi mới đúng đắn hơn, dù rằng việc bán giải chấp cổ phiếu luôn là điều ám ảnh và không muốn nhắc tới của bất cứ ai trên thị trường này. Hy vọng quý nhà đầu tư cùng đồng hành cùng Vietcap ở những bài viết bổ ích khác

Powered by Froala Editor